Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ khởi động một cuộc tham vấn cộng đồng và bắt đầu các thử nghiệm để giúp ngân hàng này đưa ra quyết định có hay không nên tạo ra một "đồng euro kỹ thuật số".
ECB cho phép các ngân hàng trong khu vực loại bỏ tiền mặt và tiền gửi tại ECB khi tính toán tỉ lệ đòn bẩy cho đến tháng 6/2021. Động thái mới giúp giải phóng số vốn lên tới 73 tỉ euro để thúc đẩy hoạt động cho vay và hỗ trợ nền kinh tế.
Ngày 16/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên các loại lãi suất chủ chốt ở các mức từ -0,5% đến 0,25%. Đồng thời, tiếp tục chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trị giá 1,54 nghìn tỉ USD.
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, nhà đầu tư dường như khá thận trọng trước thềm cuộc họp của BoE và báo cáo việc làm sơ bộ của Mỹ, nhờ đó sức mạnh của đồng USD được củng cố đáng kể. Trong khi phán quyết mới nhất của tòa án tối cao Đức về chương trình QE của ECB đẩy đồng EUR xuống đáy một tuần.
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, đồng USD bị bán tháo trước khi Fed công bố kết quả cuộc họp cũng như ECB nhóm họp, trong khi giá dầu tăng thúc đẩy các đồng tiền hàng hóa như đô la Úc.
Bà Lagarde đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hành động để hỗ trợ nền kinh tế, viện dẫn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 như một ví dụ về những rủi ro của việc không hành động.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 23/1 đã quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt sau khi bà Christine Lagarde chủ trì cuộc họp thứ hai trên cương vị Chủ tịch ECB.
Năm 2019, hàng loạt ngân hàng trung ương lao vào cuộc chơi cắt giảm lãi suất để chống chọi với sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Bloomberg cùng nhiều chuyên gia nhận định chính sách tiền tệ sẽ yên ả hơn trong năm 2020 tới đây.
Đồng USD lơ lửng gần mức thấp nhất trong 4 tháng sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách mới nhất. Ngay sau cuộc họp của Fed, nhà đầu tư chuyển trọng tâm chú ý sang phiên họp đầu tiên của ECB và cuộc bỏ phiếu ở Anh.
Đồng USD không biến động trước thềm cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2019 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng như trước hạn chót cho đợt thuế mới của Mỹ vào cuối tuần này.
Ngoài cuộc tổng tuyển cử có thể quyết định tiến trình Brexit tại Anh vào ngày 12/12, buổi công bố lãi suất của Fed và ECB đều sẽ khiến nhà đầu tư bận rộn trong tuần này.
Biên bản cuộc họp chính sách từ Fed và ECB sẽ là tâm điểm của tuần này, khi mà nhà đầu tư tiếp tục theo dõi tác động của việc nới lỏng chính sách gần đây trước bối cảnh thương mại bất ổn và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại đáng kể.
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, vì nhà đầu tư quá kì vọng vào bài phát biểu chính thức đầu tiên từ tân Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đồng EUR đã xuống giá, trong khi đồng USD duy trì ổn định so với rổ tiền tệ chính.
Trên thị trường ngoại hối sớm hôm nay, đồng bảng Anh đang bị kẹt ở mức thấp khi thông tin xoay quanh tiến trình Brexit quá hỗn loạn. Theo một số nhà phân tích, nhà đầu tư dường như đang khá "vô cảm" với biến động địa chính trị này sau thời gian dài Anh và EU không thể đặt dấu chấm hết cho cuộc chia tay.
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, Riksbank (ngân hàng trung ương Thụy Điển) ra hiệu sẽ tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản, đi ngược chiều với làn sóng hạ lãi suất đang lan tỏa trên toàn cầu, đồng krona (SEK) đột nhiên trở thành ngôi sao sáng chói trên bầu trời tiền tệ.
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.