Phấn đấu hoàn thành mục tiêu 3.000 km đường cao tốc và đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra cho Bộ Giao thông vận tải trong năm nay.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Công điện đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có 5 ga hàng hóa gồm Thường Tín, Vũng Áng, Chu Lai, Ninh Hòa và Trảng Bom, kết nối với các khu kinh tế lớn, cảng biển.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến được triển khai theo ba giai đoạn gồm lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thi công, mua sắm thiết bị và vận hành thử, khai thác.
Ga đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đặt xa trung tâm các thành phố để khai thác tiềm năng quỹ đất, giảm chi phí giải phóng mặt bằng, theo Bộ Giao thông Vận tải.
Các doanh nghiệp trong nước đang tích cực chuẩn bị về công nghệ, nhân lực, kỹ thuật... để có thể tham gia thi công dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Theo Luật Đấu thầu, khi lựa chọn nhà thầu có căn cứ xác định năng lực nhà thầu phải từng thực hiện 1-2 công trình ở mức độ quy mô tương đương. Tuy nhiên, nếu xét theo tiêu chí này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tham gia đấu thầu.
Đây là nhận định của ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam tại toạ đàm “Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt”.
Theo đại biểu Quốc hội, để đảm bảo khả thi và tiến độ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các đơn vị trong nước phải được chuyển giao công nghệ vận hành, sản xuất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD, tốc độ 350 km/h.
Để thu hút nguồn vốn trong nhân dân để làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo các chuyên gia Chính phủ cần phát hành trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn.
Sau 18 năm nghiên cứu về tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Bộ GTVT cho rằng thời điểm này là thích hợp, cần thiết để xây dựng dự án nhằm tái cơ cấu lại thị phần vận tải.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy, việc dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được thống nhất nhu cầu sử dụng khoảng 10.827 ha đất là một trong những lý do cần điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.