Theo Bộ GTVT, theo kiến nghị của hai địa phương Hà Nội và Bình Thuận, ga Mương Mán sẽ dịch chuyển về vị trí mới cách vị trí cũ khoảng 4 km về phía Bắc còn ga hàng hóa tại khu vực Ngọc Hồi về Thường Tín (Hà Nội).
Thường trực Chính phủ yêu cầu rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư phù hợp để tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư khi phê duyệt và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công.
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Nguyễn Văn Thân kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng xem xét về "Thu hút nguồn vốn trong nhân dân" để phục vụ hai siêu dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Theo dự kiến, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hoá trong đó có ga Ngọc Hồi, Hà Nội vừa là ga hành khách vừa là ga hàng hoá.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến khởi công xây dựng vào cuối năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035.
Bộ GTVT cho biết, theo tính toán của tư vấn, trên chặng Hà Nội - TPHCM, tốc độ 350km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng cơ chế, chính sách huy động, đa dạng hóa nguồn lực gồm của Nhà nước (Trung ương, địa phương), vốn vay, vốn phát hành trái phiếu, vốn của doanh nghiệp, vốn từ khai thác hiệu quả tuyến đường sắt….
Để hoàn thành khoảng 1.541km đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam vào năm 2035, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hướng tuyến thuận lợi nhất, ngắn nhất có thể, lựa chọn tốc độ thiết kế khoảng 350km/h, chủ yếu sử dụng trong vận tải hành khách.
Từ ga Ngọc Hồi, đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vượt qua tuyến đường sắt vành đai phía Tây, qua huyện Thường Tín, Phú Xuyên, đi về huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Theo đề án từ VNR, để vận hành toàn bộ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam cần tổng số nhân lực là 13.880 người. Dự kiến, trong giai đoạn 2025 -2027 sẽ đào tạo 200 cán bộ chủ chốt.
Thủ tướng khẳng định, việc phát triển đường sắt tốc độ cao là "không làm không được" và cần tăng cường đào tạo nhân lực, phát triển ngành theo hướng hiện đại.