|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dư địa cho xuât khẩu gạo 5 tháng cuối năm còn 2,6 triệu tấn

14:41 | 04/08/2023
Chia sẻ
Lượng thóc dành cho xuất khẩu năm 2023 khoảng trên 15,1 triệu tấn, tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo. Như vậy, lượng gạo hàng hóa sản xuất phục vụ cho 5 tháng cuối năm còn khoảng 2,66 – 2,67 triệu tấn.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, năm 2023 cả nước gieo trồng được 7,1 triệu ha, năng suất trung bình đạt 6,07 tấn/ha, sản lượng đạt trên 43,1 triệu tấn, tăng 452.000 tấn so với năm 2022.

Các địa phương cũng đã thu hoạch gần 3,7 triệu ha, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2022. Năng suất bình quân đạt 65,7 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha. Tính đến ngày 1/8, cả nước đã thu hoạch 24,2 triệu tấn thóc, gồm vụ đông xuân khoảng 20 triệu tấn, vụ hè thu khoảng 4,2 triệu tấn. Từ nay đến cuối năm, còn khoảng 18-19 triệu tấn thóc chờ thu hoạch.

Hiện, các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ Mùa và vụ Thu Đông năm 2023 và thu hoạch vụ Hè Thu năm 2023, trong đó diện tích vụ Thu Đông tăng 50.000 ha lên mức 700.000 ha.

Bộ NN&PTNT dự báo từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết thì sản lượng thóc sẽ đảm bảo kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu thóc, gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng thóc dành cho xuất khẩu năm 2023 khoảng trên 15,1 triệu tấn, tương đương trên 7,5 triệu tấn gạo.

Kết thúc 7 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu ước đạt 4,8 triệu tấn. Nếu như tính toán của Bộ NN&PTNT, lượng gạo hàng hóa sản xuất phục vụ cho 5 tháng cuối năm còn khoảng 2,66 – 2,67 triệu tấn.

(Nguồn: Hoàng Anh tổng hợp từ Tổng cục Hải quan, Bộ NN&PTNT)

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương đều cho rằng chúng ta cần tận dụng thời cơ xuất khẩu này nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực cho nội địa. Tuy vậy, hiện nay việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp còn khó khăn, chưa kịp thời, chưa sát với thực tiễn sản xuất, kinh doanh lúa, gạo.

Cụ thể, phần lớn các thương nhân đều đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn linh động. Trong khi giá lúa gạo trong những năm gần đây đầy biến động, thậm chí nguồn cung trong nước tại một số thời điểm bị mất cân đối.

Do đó, hạn mức tín dụng thấp làm cho tiến độ thu mua của thương nhân bị ảnh hưởng đáng kể. Tại những thời điểm thu hoạch chính vụ, việc thu mua lúa gạo gặp rất nhiều khó khăn do ngân hàng không thể chủ động mở thêm hạn mức tín dụng (theo thời điểm) cho các thương nhân xuất khẩu gạo.

Chưa kể, giá cả thị trường nội địa trong thời gian qua biến động thất thường, có thời điểm tăng đột biến nên ảnh hưởng đến giá cạnh tranh xuất khẩu, một số doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp không thu mua đủ nguyên liệu dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.

Do vậy, các địa phương đề xuất cần có các chính sách hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có xây dựng vùng nguyên liệu, có đầu tư kho chứa, nâng cấp, cải thiện dây chuyển máy móc sản xuất.

Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác và nông dân tiếp cận máy móc thiết bị, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, tăng khả năng và thời gian bảo quản, giảm áp lực cung cầu, chủ động giá bán cạnh tranh.

Ngoài ra, các địa phương cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, mở rộng, tăng hạn mức tín dụng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của ngành lúa, gạo với thời hạn và lãi suất hợp lý.

Hoàng Anh

Triển vọng thị trường chứng khoán tháng 5 qua lăng kính của các công ty chứng khoán
Đa phần các công ty chứng khoán (CTCK) nhận định thị trường sẽ diễn biến khó lường trong tháng 5. Tuy nhiên, sau đợt giảm tháng 4, giá của nhiều mã cổ phiếu đã về vùng hấp dẫn hơn. Những nhịp biến động (nếu có) sẽ là cơ hội để cơ cấu danh mục.