|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá vàng 23/4: Tiếp đà giảm khi căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt?

18:41 | 22/04/2024
Chia sẻ
Giá vàng SJC cuối phiên hôm nay tăng trở lại sau khi giảm mạnh vào đầu phiên. Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm hơn 1% trong phiên giao dịch chiều nay vì căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông hạ nhiệt, thúc đẩy khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Giá vàng trong nước, vì vậy, có thể giảm thêm vào phiên sáng mai.

Xem thêm: Dự báo giá vàng 24/4

Giá vàng SJC tăng trở lại cuối phiên

Chốt phiên giao dịch ngày 22/4, giá vàng SJC tăng trở lại trong khoảng 50.000 - 850.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát 17h30.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji, vàng SJC cùng tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều bán còn chiều mua tăng lần lượt 700.000 đồng/lượng và 850.000 đồng/lượng.

Tại Tập đoàn Phú Quý, vàng miếng SJC tăng 800.000 đồng/lượng mua vào và 600.000 đồng/lượng bán ra.

Tại hệ thống PNJ, vàng SJC cuối phiên đều tăng 400.000 đồng/lượng mỗi chiều theo hai chi nhánh Bắc - Nam.

Còn tại hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu, giá vàng cuối phiên tăng lần lượt là 200.000 đồng/lượng  và 50.000 đồng/lượng theo hai chiều mua - bán.

 

Chốt phiên ngày 22/4

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

81,00

83,52

+700

+700

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

81,00

83,50

+700

+700

Tập đoàn Doji

81,00

83,45

+850

+700

Tập đoàn Phú Quý

81,10

83,40

+800

+600

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

80,70

83,20

+400

+400

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

80,70

83,20

+400

+400

Bảo Tín Minh Châu

81,15

83,40

+200

+50

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 17h30. (Tổng hợp: Du Y).

Ảnh minh hoạ: Du Y.

Dự báo giá vàng ngày 23/4

Trong phiên giao dịch chiều ngày 22/4, giá vàng giao ngay giảm 1,61% xuống 2.532,8 USD/ounce vào lúc 18h27 (giờ Việt Nam), theo Kitco, và giá vàng giao tháng 6 giảm tới 2,17% xuống 2.361,4 USD/ounce. 

Giá vàng giảm mạnh trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Hai (22/4) vì căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông hạ nhiệt, thúc đẩy khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. 

Ricardo Evangelista, nhà phân tích cấp cao tại ActivTrades, cho biết tâm lý lo ngại về căng thẳng đang diễn ra giữa Iran và Israel trở thành một cuộc chiến toàn diện đã được cởi bỏ một chút và điều này đã hạn chế dòng tiền chảy vào tài sản trú ẩn an toàn, vốn hỗ trợ giá vàng.

Tehran đã hạ thấp tầm quan trọng của cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trả đũa của Israel nhằm vào Iran, một động thái được cho là ngăn chặn sự leo thang trong khu vực, theo Reuters.

Vàng đạt 2.417,59 USD/ounce trong phiên trước đó, gần mức cao kỷ lục xác lập ngày 12/4 là 2.431,29 USD khi các nhà đầu tư đổ xô vào vàng, trong khi chứng khoán toàn cầu lao dốc.

Tuy nhiên, chứng khoán đã phục hồi phần nào trong phiên đầu tuần mới và giá dầu, cùng với trái phiếu, giảm nhẹ, cho thấy sự thay đổi lập trường các nhà đầu tư đã áp dụng vào tuần trước.

Báo cáo chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ, dự kiến công bố vào thứ Sáu (26/3) có thể xác nhận những lo ngại về tình trạng lạm phát kéo dài, yếu tố có khả năng trì hoãn việc giảm lãi suất và ảnh hưởng tiêu cực tới vàng.

Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới, vì vậy, giá vàng SJC có thể giảm thêm vào phiên sáng mai (23/4). 

Tố Tố

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.