|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá vàng 17/8: Giảm trở lại khi đồng USD phục hồi?

18:54 | 16/08/2021
Chia sẻ
Giá vàng SJC hôm nay ngày 16/8 tiếp tục tăng đầu phiên nhưng chững lại tại nhiều nơi vào cuối phiên. Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm vì đồng USD tăng trở lại làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý. Điều này có thể khiến giá vàng trong nước đảo chiều vào phiên sáng mai.

Giá vàng SJC gần như đứng yên

Xem thêm: Dự báo giá vàng 17/8

Giá vàng trong nước cuối phiên hôm nay ngày 16/8 chủ yếu đi ngang tại phần lớn các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 18h40.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, vàng SJC tiếp tục đứng yên ở chiều mua vào với mức giá niêm yết là 56,55 triệu đồng/lượng và chiều bán ra có mức giá trong khoảng 57,25 - 57,27 triệu đồng/lượng.

Tại Tập đoàn Doji, giá vàng mua vào - bán ra được niêm yết lần lượt ở mức 56,15 - 57,70 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với giá đầu phiên sáng nay.  

Tương tự tại hệ thống PNJ và Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC của cả hai hệ thống cũng không có sự điều chỉnh tăng giảm ở chiều mua vào - bán ra. 

Riêng tại Tập đoàn Phú Quý, giá vàng vẫn duy trì xu hướng đi lên và tăng tiếp 50.000 đồng/lượng theo cả hai chiều giao dịch. 

 

Chốt phiên ngày 16/8

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

56,55

57,27

-

-

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

56,55

57,25

-

-

Tập đoàn Doji

56,15

57,70

-

-

Tập đoàn Phú Quý

56,55

57,55

+50

+50

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

56,55

57,25

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

56,55

57,25

-

-

Bảo Tín Minh Châu

56,90

57,52

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 18h40. (Tổng hợp: Du Y)

Dự báo giá vàng ngày 17/8

Trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.772,4 USD/ounce vào lúc 18h25 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng giảm 0,18% xuống 1.775,05 USD/ounce.

Giá vàng giảm trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Hai (16/8) vì đồng USD phục hồi, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý, dù tâm lý tiêu dùng tại Mỹ giảm xoa dịu lo ngại về việc ngân hàng trung ương Mỹ sớm giảm thu mua tài sản. 

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,11% lên 92,61. Đồng USD mạnh khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng ngoại tệ khác. 

Hiện tại, triển vọng là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không quá gấp rút giảm chương trình thu mua trái phiếu, hoặc thay đổi thời gian nâng lãi suất, vì số ca mắc COVID-19 gia tăng, theo nhà nghiên cứu cấp cao Harshal Barot của Metals Focus.

Đợt tăng giá vào cuối tuần trước cũng gây ra một số hành động chốt lời trong phiên giao dịch hôm nay, ông nói thêm. 

Vàng đã tăng 1,5% vào cuối tuần trước sau khi dữ liệu cho thấy niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã giảm mạnh vào đầu tháng 8 xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ, theo đó làm dịu lo ngại Fed giảm hỗ trợ kinh tế của giới đầu tư. 

Thị trường hiện chờ đợi biên bản họp tháng 7 của Fed, dự kiến công bố vào thứ Tư (18/8) và phát biểu của chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Ba (17/8). Dữ liệu bán lẻ hàng tháng của Mỹ cũng có thể cung cấp thêm thông tin về tâm lý tiêu dùng cho nhà đầu tư, theo Reuters

Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng giá vàng thế giới, vì vậy, giá vàng SJC có thể đảo chiều trong phiên giao dịch sáng mai (17/8).

Tố Tố

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.