|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dự báo giá vàng 15/2: Chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ?

17:28 | 14/02/2023
Chia sẻ
Giá vàng SJC hôm nay (14/2) giảm ở đầu phiên nhưng tăng trở lại vào cuối phiên. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng trong phiên giao dịch chiều nay nhờ đồng USD giảm, nhưng xu hướng có thể thay đổi sau khi báo cáo lạm phát tháng 1 của Mỹ được công bố. Giá vàng trong nước, vì vậy, có thể chờ tới khi dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố để xác định xu hướng cho phiên sáng mai.

Xem thêm: Dự báo giá vàng 16/2

Giá vàng SJC tăng trở lại vào cuối phiên

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba (14/2), giá vàng SJC đồng loạt đảo chiều tăng sau khi giảm giá vào đầu phiên, với mức điều chỉnh trong khoảng 90.000 - 200.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 17h12.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, giá vàng điều chỉnh tăng mạnh nhất đến 200.000 đồng/lượng ở hai chiều mua vào - bán ra. 

Tại Tập đoàn Doji, Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ, giá vàng SJC ghi nhận có cùng mức tăng là 100.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và chiều bán ra. 

Tại hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu, giá vàng trong nước cuối phiên tăng từ 90.000 đồng/lượng (mua vào) đến 100.000 đồng/lượng (bán ra). 

 

Chốt phiên ngày 14/2

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

66,60

67,42

+200

+200

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

66,60

67,40

+200

+200

Tập đoàn Doji

66,45

67,25

+100

+100

Tập đoàn Phú Quý

66,50

67,30

+100

+100

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

66,50

67,30

+100

+100

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,50

67,30

+100

+100

Bảo Tín Minh Châu

66,51

67,28

+90

+100

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 17h12. (Tổng hợp: Du Y)

Ảnh: Du Y

Dự báo giá vàng ngày 15/2

Trong phiên giao dịch chiều ngày 14/2, giá vàng giao ngay tăng 0,53% lên 1.863 USD/ounce vào lúc 16h56 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng tăng 0,57% lên 1.874 USD/ounce.

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Ba (14/2) nhờ đồng USD giảm, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ để có thêm thông tin về động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, vì nó làm tăng chi phí cơ hội của việc sở hữu tài sản không sinh lãi như vàng. 

"Nếu xu hướng giảm lãi suất tại Mỹ cho thấy những tín hiệu chậm lại (ngay cả khi tạm thời), sự thận trọng về việc Fed bảo thủ hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cảm nhận rủi ro trên thị trường và vàng, trong khi đồng USD có thể tìm được một số hỗ trợ", chiến lược gia Christopher Wong của OCBC FX cho biết. 

Các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ, dự kiến được công bố vào cuối ngày. Kết quả khảo sát các chuyên gia phân tích của Reuters dự đoán số liệu CPI tăng 0,5% theo tháng. 

Nếu chỉ số CPI tăng ít hơn dự báo, Fed có thể chậm lại tốc độ lãi suất, và điều này có thể khiến đồng USD giảm, nhưng thúc đẩy giá vàng, ông Wong nói thêm. 

Một số nhà hoạch định chính sách của Fed gần đây gợi ý rằng sẽ cần thêm các đợt nâng lãi suất để hạ lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.

Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng của giá vàng thế giới, vì vậy, giá vàng SJC có thể chờ dữ liệu kinh tế từ Mỹ để xác định xu hướng của phiên giao dịch sáng mai (15/2). 

Tố Tố

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.