Đồng yen rớt giá – 'con dao hai lưỡi' với nền kinh tế Nhật Bản
Theo giới quan sát, xu hướng giảm giá gần đây của đồng yen có thể không mạnh như năm 2022, khi đồng tiền này mất khoảng 20% giá trị so với đồng USD, nhưng khả năng đồng yen ở mức thấp kéo dài như hiện nay là một vấn đề đáng báo động với giới doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản.
Đà giảm chưa dừng lại và khả năng can thiệp của chính phủ
Đồng yen hiện giao dịch ở mức khoảng 143 yen đổi 1 USD, so với mức khoảng 130 yen đổi USD mà các công ty lớn của Nhật Bản kỳ vọng là mức trung bình trong năm tài chính hiện tại (kết thúc vào ngày 31/3/2024).
Mức tỷ giá trên áp sát ngưỡng từng khiến giới chức Nhật Bản có đợt can thiệp vào thị trường ngoại hối. Năm ngoái, Bộ Tài chính Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ với khoảng 68 tỷ USD trong ba ngày tách biệt vào tháng Chín và tháng Mười để hỗ trợ đồng yen sau khi đồng tiền này rơi về mức 150 yen đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 1990.
Bà Joey Chew, trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối châu Á của ngân hàng HSBC, cho rằng những biến động gần đây của đồng yen sẽ đặt ra câu hỏi rằng liệu chính phủ nước này có can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ hay không.
Bà Joey Chew, trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối châu Á của ngân hàng HSBC, cho rằng những biến động gần đây của đồng yen sẽ đặt ra câu hỏi rằng liệu chính phủ nước này có can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ hay không.
Khi được hỏi về khả năng can thiệp vào thị trường tiền tệ, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản Masato Kanda ngày 26/6 cho biết Nhật Bản sẽ không loại trừ phương án nào trong việc ứng phó với đồng yen đang mất giá mạnh.
Trong cảnh báo mới nhất về việc đồng yen giảm giá quá nhanh chóng so với đồng USD, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 27/6 cam kết sẽ thực hiện các bước "thích hợp" để đối phó với những biến động quá mức trên thị trường ngoại hối.
Bà Chew dự đoán lần này, các quan chức Chính phủ Nhật Bản có thể can thiệp khi đồng yen giảm về mức 145 yen đổi 1 USD. Cũng theo bà Chew, trước đợt can thiệp hồi tháng Chín năm ngoái, tỷ giá đồng yen so với USD biến động khoảng 6-8% mỗi tháng, trong khi mức biến động gần đây của tỷ giá này vào khoảng 4-5%/tháng. Bà cho biết: “Để mức biến động hàng tháng vượt 6%, tỷ giá đồng yen so với USD cần giảm đến mức 145 yen đổi 1 USD”.
Ông Daiju Aoki, Giám đốc đầu tư tại Nhật Bản của công ty quản lý tài sản UBS SuMi Trust Wealth Management, nhận định: “Bất kỳ sự suy yếu nhanh chóng nào của đồng yen, chẳng hạn như về mức 145 yen đổi 1 USD trong ngắn hạn, có thể kích hoạt một sự điều chỉnh chính sách sớm vì BoJ ủng hộ việc đồng yen ổn định song song với các yếu tố kinh tế cơ bản”.
Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs nhận định trong một báo cáo hôm 26/5 rằng nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất, đồng yen sẽ giảm giá sâu hơn nữa.
Các chuyên gia này cho rằng nếu thị trường tiếp tục tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế tốt hơn ở Mỹ và kỳ vọng rằng Fed còn giữ lập trường thiên về phương án tăng lãi suất, thì đồng yen có thể vẫn tiếp tục suy yếu, và sự chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật là nhân tố lý giải cho phần lớn sự mất giá gần đây của đồng yen.
Báo cáo của Goldman Sachs nhấn mạnh chừng nào Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) còn giữ lập trường chính sách tiền tệ siêu lỏng với lãi suất âm, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục tồn tại.
Các chuyên gia của Goldman Sachs nhận định: “Chúng tôi nhận thấy khả năng đồng yen thậm chí còn mất giá nữa nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất hoặc BoJ giữ nguyên chính sách hiện nay trong thời gian lâu hơn dự đoán. Cả hai khả năng này hiện đều đang cao hơn so với khả năng kinh tế Mỹ suy thoái”.
"Con dao hai lưỡi" với nền kinh tế
Thống đốc BoJ Kazuo Ueda có quan điểm trung lập về sự sụt giảm của đồng yen gần đây. Ông nhận định đó là diễn biến "tích cực đối với một số lĩnh vực nhưng tiêu cực đối với những lĩnh vực khác."
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang bắt đầu cảm thấy những tác động trễ của việc đồng yen giảm giá mạnh kể từ năm ngoái, khi các công ty tiếp tục chuyển chi phí nhập khẩu cao hơn sang người tiêu dùng. Thống đốc Ueda đã thừa nhận rằng giá cả tăng cao là "gánh nặng lớn" đối với các hộ gia đình.
Ông Koji Fukaya, một thành viên tại công ty tư vấn Market Risk Advisory Co nói thêm: “Việc đồng USD duy trì quanh mức 140 yen là một vấn đề đau đầu đối với nhiều công ty Nhật Bản, đặc biệt là các nhà nhập khẩu".
Theo công ty nghiên cứu Teikoku Databank, các công ty Nhật Bản kỳ vọng đồng USD sẽ ở mức trung bình 127,61 yen/USD cho năm tài chính 2023.
Các công ty xuất khẩu thường là người hưởng lợi chính khi đồng yen yếu làm tăng lợi nhuận ở nước ngoài của họ tính theo đồng yen. Ngược lại, các công ty nhập khẩu phải gánh chi phí cao hơn.
Cuộc xung đột Nga- Ukraine (U-crai-na) và sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau cú sốc COVID-19 đã đẩy giá nhiên liệu tăng cao. Trong bối cảnh đó, sự mất giá gần đây của đồng yen càng làm gia tăng hơn nữa những khó khăn đối với Nhật Bản.
Ông Yoshimasa Maruyama, chuyên giá kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities, cho biết: "Có quan điểm cho rằng (Nhật Bản) chấp nhận đồng yen yếu, một phần vì nó thúc đẩy chứng khoán. Nhưng có một logic không thể phủ nhận là gánh nặng chi phí cao hơn sẽ siết chặt toàn bộ nền kinh tế".
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang bắt đầu cảm thấy những tác động trễ của việc đồng yen giảm giá mạnh kể từ năm ngoái, khi các công ty tiếp tục chuyển chi phí nhập khẩu cao hơn sang người tiêu dùng. Thống đốc Ueda đã thừa nhận rằng giá cả tăng cao là "gánh nặng lớn" đối với các hộ gia đình.
Ông Koji Fukaya, một thành viên tại công ty tư vấn Market Risk Advisory Co nói thêm: “Việc đồng USD duy trì quanh mức 140 yen là một vấn đề đau đầu đối với nhiều công ty Nhật Bản, đặc biệt là các nhà nhập khẩu".
Theo công ty nghiên cứu Teikoku Databank, các công ty Nhật Bản kỳ vọng đồng USD sẽ ở mức trung bình 127,61 yen/USD cho năm tài chính 2023.
Các công ty xuất khẩu thường là người hưởng lợi chính khi đồng yen yếu làm tăng lợi nhuận ở nước ngoài của họ tính theo đồng yen. Ngược lại, các công ty nhập khẩu phải gánh chi phí cao hơn.
Cuộc xung đột Nga- Ukraine (U-crai-na) và sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau cú sốc COVID-19 đã đẩy giá nhiên liệu tăng cao. Trong bối cảnh đó, sự mất giá gần đây của đồng yen càng làm gia tăng hơn nữa những khó khăn đối với Nhật Bản.
Ông Yoshimasa Maruyama, chuyên giá kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities, cho biết: "Có quan điểm cho rằng (Nhật Bản) chấp nhận đồng yen yếu, một phần vì nó thúc đẩy chứng khoán. Nhưng có một logic không thể phủ nhận là gánh nặng chi phí cao hơn sẽ siết chặt toàn bộ nền kinh tế".
Cho đến nay, thị trường vẫn đang lạc quan. Nhật Bản đã chứng kiến giá cổ phiếu tăng lên mức chưa từng thấy trong 30 năm qua trong khi đồng yen yếu đi. Những diễn biến này là nhờ sự hỗ trợ bởi chính sách lãi suất cực thấp của BoJ. Ông Fukaya cho biết: “Nhật Bản là nền kinh tế phát triển ít bị ảnh hưởng nhất bởi những cơn gió ngược, với sự hồi sinh của du lịch trong nước và tác động tiêu cực của COVID-19 khá hạn chế. Nhưng tâm lý chấp nhận rủi ro gần đây sẽ không kéo dài trong trung hạn.”
Tuy nhiên, đồng yen yếu cũng làm giảm thặng dư tài khoản vãng lai. Lần đầu tiên kể từ năm 2016 Nhật Bản đã không còn nằm trong danh sách theo dõi các quốc gia có khả năng thực hiện những hành vi ngoại hối không công bằng của Mỹ.
Theo TTXVN
Copy link
Link bài gốc
https://news.vnanet.vn/?created=7%20day&keyword=Code%3A%276804362%27&qcode=-1