|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 9/4: NĐT cá nhân cùng tự doanh bán ròng 300 tỷ đồng, tập trung xả cổ phiếu NVL

08:11 | 09/04/2021
Chia sẻ
Phiên VN-Index điều chỉnh, duy nhất tổ chức trong nước mua ròng trong khi NĐT cá nhân, khối tự doanh và khối ngoại đồng thời bán ròng, tập trung cổ phiếu NVL

NĐT cá nhân chuyển hướng bán ròng trong khi các tổ chức trong nước gom hơn 300 tỷ đồng

Trong phiên giao dịch vừa qua, VN-Index giảm 0,6% đóng cửa ở mức 1234,89 điểm, giá trị giao dịch đạt 18,655 tỷ đồng, giảm 7,7% so với phiên liền trước. Độ rộng thị thu hẹp mạnh so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 167/233.

Ghi nhận tại giao dịch của nhà đầu tư (NĐT) tổ chức trong nước, họ đã thay đổi vị thế sang mua ròng 316 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì giá trị mua ròng đạt 119 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm này mua ròng 6/18 nhóm ngành tập trung vào bất động sản (FLC, DXG, NVL, IJC, VHM, NLG, ITA, SJS), xây dựng và vật liệu (ROS). Tại phía bán ròng, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành gồm thực phẩm đồ uống (VNM), ngân hàng (STB, LPB, VPB, VCB, ACB, TCB, HDB).

Diễn biến trái chiều, NĐT cá nhân chuyển bán ròng 214 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhóm NĐT nhỏ lẻ mua ròng 10/18 ngành, mua mạnh nhất ngân hàng (BID, STB, VCB, MSB, LPB, VPB, ACB), thực phẩm đồ uống (VNM, SAB). Ngược lại, họ tao áp lực bán ròng lên 8/18 ngành gồm bất động sản (FLC, NVL, VHM, DXG, KBC), xây dựng và vật liệu (ROS, VCG).

Khối tự doanh tiếp tục bán ròng, tập trung xả cổ phiếu NVL

Trong phiên vừa qua, khối tự doanh tiếp tục bán ròng mặc dù đà bán đã thu hẹp còn 91 tỷ đồng, trong đó bán ròng 104 tỷ qua khớp lệnh. Khối lượng bán ròng của khối tự doanh trong phiên đạt 2,4 triệu đơn vị.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ bán ròng 12/18 ngành, các ngành bán ròng nhiều nhất là bất động sản, thực phẩm và đồ uống. Ngược lại, tự doanh mua ròng 4/18 nhóm ngành gồm ngân hàng và tài nguyên cơ bản.

Dòng tiền thông minh 9/4: NĐT cá nhân cùng tự doanh bán ròng 300 tỷ đồng, tập trung xả cổ phiếu NVL - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tại phía mua ròng, khối tự doanh chỉ rót vốn cho 6 cổ phiếu gồm TCB (36,4 tỷ đồng), theo sau là PLX (26 tỷ đồng), HPG (10 tỷ đồng). Ngoài ra còn có LIX, VIC, HCM cũng ghi nhận giá trị mua ròng.

Tại chiều bán ròng, khối tự doanh tập trung áp lực xả lên cổ phiếu NVL và VRE lần lượt 23,3 tỷ đồng và 22 tỷ đồng. Mặt khác, cổ phiếu VHM và GAS ghi nhận giá trị bán ròng tương ứng 12 tỷ đồng và 10 tỷ đồng.

Cùng chiều, khối này bán ròng dưới 10 tỷ đồng các mã khác như MWG, MSN, VNM, FFUEVFVND, MBB và FPT.

Giao dịch thỏa thuận sụt giảm mạnh trong phiên, tập trung vào hai mã VJC và VCG

Thống kê giao dịch NĐT nước ngoài, khối này đảo chiều mua ròng 21 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 23 tỷ đồng.

Top mua ròng của NĐT nước ngoài là nhóm bất động sản (NVL, VHM, KBC, VIC), tài nguyên cơ bản (HPG, HSG). Trong khi đó, khối ngoại bán ròng gồm ngân hàng (BID, VCB, CTG, VPB, MBB), thực phẩm và đồ uống (VNM, SAB).

Như vậy hành vi mua bán ròng của NĐT nước ngoài không có thay đổi lớn về top các mã mua và bán ròng nhưng họ đã giảm mạnh bán ròng VNM, CTG dẫn đến mua ròng trên tổng thị trường.

Ngày hôm nay giao dịch thỏa thuận đạt tỷ 1.318 tỷ đồng, sut giảm mạnh so với phiên trước đó, top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân trao tay nội khối VCG (118 tỷ đồng), AGG (33 tỷ đồng), JVC (36 tỷ đồng), CII (28 tỷ đồng), VPB (34 tỷ đồng), DPR (28 tỷ đồng), S4A (47 tỷ đồng), SHI (29 tỷ đồng)

Bên cạnh đó, NĐT cá nhân trong nước bán cho tổ chức trong nước VJC (225 tỷ đồng); NĐT nước ngoài mua bán nội khối VIC (76 tỷ đồng), FPT (43 tỷ đồng), E1VFVN30 (21 tỷ đồng); khối ngoại mua VNM (20 tỷ đồng) từ NĐT nước ngoài khác (9 tỷ đồng) và NĐT tổ chức trong nước (11 tỷ đồng).

Thu Thảo