|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 5/8: Tự doanh, tổ chức nội cùng NĐT cá nhân rút ròng gần 1.400 tỷ đồng phiên VN-Index tăng nhẹ

08:35 | 05/08/2021
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index tiếp đà hồi phục, khối ngoại là bên duy nhất mua ròng bất chấp áp lực xả của khối tự doanh, tổ chức trong nước và NĐT cá nhân.

Thị trường khép lại phiên thứ Tư (4/8) trong sắc xanh dù chịu áp lực bán của lượng hàng T+ vào phiên chiều. Kể từ khi thị trường chạm đáy cho tới nay, VN-Index đã có chuỗi tăng 8 phiên liên tiếp giúp thị trường lấy lại gần như ½ thành quả đã mất kể từ nhịp điều chỉnh vừa qua.

Đóng cửa, VN-Index tăng 2,3 điểm (0,17%) lên 1,334.74 điểm. Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 243/140. Dù vậy, dòng tiền đầu tư co cụm vào một số ngành khi chỉ có 10/19 nhóm ngành tăng điểm.Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm Ngân hàng, Dầu khí, giảm ở nhóm Chứng khoán, Bất động sản.

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 21.089 tỷ đồng trong khi thanh khoản toàn thị trường đạt 25.087,9 tỷ đồng, giảm 1,4% so với phiên liền trước, tuy nhiên vẫn ở mức cao trong vòng một tháng trở lại đây.

Trong phiên VN-Index tiếp đà hồi phục, khối ngoại là bên duy nhất mua ròng bất chấp áp lực xả của khối tự doanh, tổ chức trong nước và NĐT cá nhân.

Dòng tiền thông minh 5/8:  - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

Tự doanh tăng bán ròng lên hơn 240 tỷ đồng, chủ yếu xả nhóm dịch vụ tài chính

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường, khối tự doanh công ty chứng khoán tiếp đà bán ròng 242 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 225 tỷ đồng.

Cụ thể, giao dịch thỏa thuận tại các mã VHM, ACB, PNJ, NLG, VIC, VRE, SAB đã làm thay đổi vị thế tổng thể của tự doanh. Bên mua chủ yếu là NĐT tổ chức trong nước, một số là NĐT nước ngoài.

Tự doanh mua ròng 13/18 ngành, trong đó giải ngân mạnh vào cổ phiếu ngân hàng. Top cổ phiếu được khối tự doanh mua ròng phiên hôm qua gồm FPT (70,7 tỷ đồng), TCB (45,6 tỷ đồng), KDH (26 tỷ đồng), MSN (23,5 tỷ đồng), HPG (23,4 tỷ đồng). Cùng chiều, nhóm này cũng rót tiền vào các mã MBB, MWG, VNM, CTG và VCB với giá trị dưới 20 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, tự doanh CTCK chủ yếu bán ròng nhóm dịch vụ tài chính. Top10 mã bị tự doanh CTCK bán ra, khối tự doanh tạo áp lực lớn nhất lên PNJ với giá trị 91,6 tỷ đồng. Kế đó cổ phiếu NLG bị khối này rút ròng 89,8 tỷ đồng.

Cùng tại giao dịch cổ phiếu, tự doanh còn thoái vốn khỏi mã VHM (39,6tỷ đồng), REE (36,5 tỷ đồng), ACB (32,3 tỷ đồng), MSB (30 tỷ đồng), LPB (30 tỷ đồng) và SAB (20,4 tỷ đồng). Ngoài ra, khối này còn rút ròng 46 tỷ đồng chứng chỉ quỹ FUEVFVND.

Dòng tiền thông minh 5/8: Tự doanh, tổ chức nội cùng NĐT cá nhân rút ròng gần 1.400 tỷ đồng phiên VN-Index tăng nhẹ - Ảnh 2.

Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 4/8. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

NĐT tổ chức trong nước tiếp đà bán ròng gần 290 tỷ đồng

Trong khi khối tự doanh tăng quy mô rút vốn thì NĐT tổ chức trong nước lại giảm bán ròng còn 288 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 157 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 7/18 ngành với giá trị vào ròng lớn nhất thuộc nhóm ngân hàng. Trong khi đó, họ bán ròng 11/18 ngành còn lại, chủ yếu xả cổ phiếu bất động sản.

Top cổ phiếu được tổ chức nội mua ròng có STB, FLC, MBB, MSN, FUEVFVND, VPB, TCB, ACB, IJC, NVL, GMD. Ngược lại, Top các mã bị nhóm này bán ròng gồm VHM, CTG, DIG, HCM,TCO, FPT, SSB, HDC, VCB, E1VFVN30.

NĐT cá nhân quay đầu rút ròng hơn 860 tỷ đồng, tập trung xả cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán

Sau hai phiên mua ròng liên tiếp, NĐT cá nhân quay đầu bán ròng với giá trị 863 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 460 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.

Họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu xuống tiền gom cổ phiếu bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân gồm VHM, VIC, DIG CTG, HPG, TCO, HCM, VCB, LPB, SSB.

Ở phía ngược lại, họ bán ròng 10/18 ngành, tập trung bán các mã ngành ngân hàng, chứng khoán (dịch vụ tài chính) để đối ứng với nước ngoài. Top bán ròng có STB, SSI, MBB, MSN, TCB, FPT, VNM, ACB, HDB, FLC.

Có thể thấy giao dịch của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đối ứng với nước ngoài. Tuy nhiên họ cũng bán đối ứng TCB, FPT cho tự doanh và FLC, STB, MBB cho tổ chức trong nước.

Xu hướng mua ròng ngắn hạn tại giao dịch của khối ngoại

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng phiên thứ 4 liên tiếp, trong đó họ mua ròng 830 tỷ đồng (bao gồm 392 tỷ mua ròng khớp lệnh).

Mua ròng khớp lệnh chính của khối ngoại tiếp tục là nhóm ngân hàng, dịch vụ tài chính và xu hướng này kéo dài từ tuần trước đến nay. Top mua ròng khớp lệnh của NĐT ngoại gồm các mã STB, SSI, MBB, FUEVFVND, MSN, PLX, VNM, HDB, E1VGVN30, NLG.

Trong đó, SSI tiếp tục được mua ròng hàng đầu, đây là phiên thứ 6 liên tiếp nước ngoài mua ròng mã này.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ vẫn bán nhiều nhất nhóm bất động sản. Top bán ròng theo thứ tự các mã VIC, HPG, VHM, NVL, VCB, VRE, DIG, VPB, DHC, SZC.

Theo quan sát, cả ba cổ phiếu họ 'Vingroup' tiếp tục bị khối ngoại bán ròng, đây là ngày thứ ba liên tiếp họ bán ròng cả 3 cổ phiếu VIC, VHM, VRE. Tính từ đầu năm, nước ngoài bán ròng 1.926 tỷ đồng VIC, mua ròng 4.621 tỷ đồng VHM và 11,7 tỷ đồng VRE.

Ngoài ra, HPG là cổ phiếu có sự dao động mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài, họ thay đổi vị thế mua/bán ròng liên tục trong những phiên gần đây.

Thu Thảo

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.