|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (30/7): Tự doanh CTCK 'gom' 52 tỉ đồng phiên đầu tuần, ghi nhận chuỗi 4 phiên liên tiếp

07:05 | 30/07/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 30/7, hoạt động mua ròng của tự doanh duy trì với giá trị 52 tỉ đồng, tâm điểm giao dịch VNM và MBB. Mặt khác, lực mua ròng khối ngoại yếu dần khi 'gom chưa đến 10 tỉ đồng phiên đầu tuần.

Dòng tiền thông minh tìm đến đâu trong phiên VN-Index sát mốc 1.000 điểm?

Hôm qua, thị trường đảo chiều tăng điểm trong phiên giao dịch buổi chiều. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 4,59 điểm (0,46%) lên 997,94 điểm; HNX-Index giảm 1,04% xuống 105,29 điểm; UPCoM-Index tăng 0,36% lên 59,03 điểm. Thị trường có phiên giao dịch biến động ngược chiều với xu thế chung trong khu vực.

Động lực tăng điểm phần lớn nhờ bứt phá ấn tượng của các mã bluechips như VCB, VIC, GAS đều kéo VN-Index lên hơn 1 điểm. Ngoài ra, ảnh hưởng tích cực còn đến từ một số mã khác như VHM, EIB, LGC.

Ngược lại, một số cổ phiếu vốn hóa lớn là tác nhân kìm hãm đà tăng của chỉ số. Cụ thể, VNM kéo VN-Index giảm 0,5 điểm, ngoài ra có VRE, PLX, HPP.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 188 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.257 tỉ đồng. Dòng tiền hướng đến ngành tài chính và công nghiệp, thanh khoản thị trường sụt giảm so với phiên giao dịch trước.

Hoạt động mua ròng của khối tự doanh duy trì với giá trị gần 52 tỉ đồng

Thống kê giao dịch bộ phận tự doanh chứng khoán phiên hôm qua, giá trị mua ròng đạt 51,5 tỉ đồng với khối lượng 577.452 đơn vị.

d

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Về giá trị cụ thể, khối tự doanh mua vào VNM 16,57 tỉ đồng. Đây cũng là mã có giá trị mua vào nhất phiên hôm qua. Kế đến, những mã khác được mua vào trên 10 tỉ đồng gồm MWG (12,51 tỉ đồng), HPG (11,8 tỉ đồng), VIC (10,26 tỉ đồng).

Khối tự doanh còn mua vào nhóm ngân hàng  gồm TCB (8,81 tỉ đồng), MBB (6,17 tỉ đồng) và EIB (5,04 tỉ đồng). Cổ phiếu VJC và MSN cũng lần lượt ghi nhận giá trị mua 5,03 tỉ đồng và 5,01 tỉ đồng.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh chủ yếu bán bán ra MBB (43,73 tỉ đồng) và THI (13,19 tỉ đồng). Cùng với đó, cổ phiếu MWG bị bán ra 7,11 tỉ đồng, VRE (5,37 tỉ đồng), HDB (4,58 tỉ đồng) và STB (4,22 tỉ đồng). Lọt top bán ra còn có SAB, HPG, TCB và VNM.

Cổ phiếu VCB tiếp tục là tâm điểm, giá trị mua ròng khối ngoại chưa đến 10 tỉ đồng

Phiên giao dịch hôm qua, khối ngoại mua ròng gần 10 tỉ đồng, tuy nhiên bán ròng khối lượng 2,06 triệu đơn vị trên sàn HOSE. Tâm điểm mua ròng là cổ phiếu VCB với giá trị 29,69 tỉ đồng. Theo sau đó, CTD được mua ròng (23,65 tỉ đồng), GAS (17,93 tỉ đồng), VHM (14,56 tỉ đồng) và VIC (10,63 tỉ đồng).

Đáng chú ý, trái chiều tự doanh, nhà đầu tư nước ngoài 'xả' mạnh nhất VNM (75,53 tỉ đồng). Ngoài ra, khối này còn bán ròng STB (31,96 tỉ đồng), VRE (16,91 tỉ đồng) và HPG (13,29 tỉ đồng).

Giao dịch trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 11,4 tỉ đồng với khối lượng 945.020 đơn vị. Mã ghi nhận giá trị bán ròng cao nhất là PVS (5,54 tỉ đồng). Chịu áp lực bán ròng còn có AHA (2,13 tỉ đồng), VGS (2 tỉ đồng) và CEO (1,96 tỉ đồng). Trái lại, khối ngoại mua ròng TTT (231 triệu đồng), WSC (151 triệu đồng) và ART (149 triệu đồng).

Hoạt động mua vào áp đảo tại thị trường UPCoM với giá trị mua ròng 0,9 tỉ đồng với khối lượng 427.781 đơn vị. Dẫn đầu chiều mua ròng là QNS (5,98 tỉ đồng), theo sau là MCH (3,1 tỉ đồng) và BSR (2 tỉ đồng). Ngoài ra, cổ phiếu VEA, VTP và KDF lần lượt được mua ròng 1,8 tỉ đồng, 1,7 tỉ đồng và 1,2 tỉ đồng. Ở chiều bán ròng, khối ngoại 'xả' ACV (2,6 tỉ đồng), CTR (2,1 tỉ đồng) và SAS (1 tỉ đồng).

Phó Tổng Giám đốc Phục Hưng Holdings muốn trở thành cổ đông của công ty

Thống kê đăng ký giao dịch nổi bật trên HOSE, ông Hoàng Văn Đào – Phó Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings vừa công bố thông tin muốn tăng tỉ lệ sở hữu cá nhân tại công ty.

Theo đó, ông Hoàng Văn Đào đăng kí mua 100.000 cổ phiếu PHC trong thời gian từ ngày 1/8 đến 30/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Hiện, ông Đào không sở hữu cổ phần PHC nào. Nếu giao dịch này thành công, ông Đào sẽ trở thành cổ đông của Phục Hưng Holdings.

Bảo Trâm

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.