Dòng tiền hơn 580 tỉ đồng 'bơm vào' của khối ngoại và tự doanh chưa đẩy VN-Index vượt qua mốc 1.000 điểm
Khối tự doanh mua ròng gần 130 tỉ đồng tuần qua, tập trung giao dịch MSN
Thống kê giao dịch trong tuần 22 – 26/7, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng tổng 127 tỉ đồng với khối lượng 2,38 triệu đơn vị. Trong đó, hoạt động mua ròng diễn ra mạnh nhất vào phiên thứ hai, ngoài ra có thứ tư và thứ năm, trong khi bán ròng vào hai phiên còn lại.
Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp
Về giá trị cụ thể, khối tự doanh chủ yếu mua vào cổ phiếu VIC với giá trị 118,11 tỉ đồng. Khối này cũng mua mạnh MWG (39,28 tỉ đồng), GEX (35,07 tỉ đồng), VHM (34,03 tỉ đồng), HPG (33,38 tỉ đồng). Cùng với đó, cổ phiếu MSN ghi nhận giá trị mua 24,07 tỉ đồng, theo sau là KDH (18,63 tỉ đồng), MBB (15,11 tỉ đồng) và FPT (14,32 tỉ đồng).
Diễn biến trái chiều, cổ phiếu MWG dẫn đầu chiều bán ra với giá trị 64,25 tỉ đồng, kế đến là MBB (39,31 tỉ đồng), HPG (16,41 tỉ đồng) và VHM (12,37 tỉ đồng). Các mã còn lại bị bán ra dưới 10 tỉ đồng, cụ thể, FPT (9,48 tỉ đồng), BMI (8,27 tỉ đồng). Ngoài ra, cổ phiếu TCB, KBC và STB lọt top bán ra.
Riêng chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được khối này mua vào 31,85 tỉ đồng, tuy nhiên đồng thời ghi nhận giá trị bán ra 8,79 tỉ đồng.
Khối ngoại mua ròng 455 tỉ đồng trên HOSE, tập trung PLX
Tổng hợp giao dịch tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 437 tỉ đồng trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam, hoạt động mua ròng diễn ra tất cả phiên trong tuần.
Theo đó, hoạt động mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài tập trung trên HOSE với giá trị 455 tỉ đồng và khối lượng 7,65 triệu đơn vị. Tại giao dịch cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt 513 tỉ đồng; nhưng tại giao dịch chứng chỉ quỹ ETF nội, khối ngoại bán ròng 17 tỉ đồng.
Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp
Tại phía mua ròng, dòng tiền ngoại chủ yếu tìm đến PLX (123,29 tỉ đồng). Theo sau đó, khối ngoại cũng mua ròng các mã VHM (88,53 tỉ đồng), VCB (85,32 tỉ đồng), VJC (80,13 tỉ đồng) và EIB (72,39 tỉ đồng).
Những mã có giá trị mua ròng từ 50 đến 60 tỉ đồng gồm MSN (59,96 tỉ đồng), CTD (54,89 tỉ đồng) và VRE (51,99 tỉ đồng). Mặt khác, cổ phiếu KBC và GAS cũng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng lần lượt 32,08 tỉ đồng và 27,31 tỉ đồng.
Tại phía bán ròng, dẫn đầu về giá trị bán ròng là VNM (78,3 tỉ đồng), kế đến có STB (60,69 tỉ đồng), HBC (36,88 tỉ đồng), KDH (23,9 tỉ đồng) và POW (20,39 tỉ đồng). Chứng chỉ quỹ E1VFVN30 ghi nhận giá trị bán ròng 18,28 tỉ đồng.
Các cổ phiếu còn lại trong top bán ròng gồm HPG (17,06 tỉ đồng), CTI (14,13 tỉ đồng), DLG (12,83 tỉ đồng) cuối cùng là PVT (8,35 tỉ đồng).
NĐT nước ngoài bán ròng gần 64 tỉ đồng trên HNX, tập trung 'xả' PVS và CEO
Trái với diễn biến trên HOSE, khối ngoại bán tròng 63,7 tỉ đồng trên HNX với khối lượng hơn 4 triệu đơn vị. Hoạt động bán ròng diễn ra vào tất cả phiên trong tuần.
Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp
Đáng chú ý, cổ phiếu PVS bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất với giá trị 58,15 tỉ đồng. Tương tự, cổ phiếu CEO ghi nhận giá trị bán ròng 17,98 tỉ đồng. Tiếp đến là SHS (9,9 tỉ đồng), VGS (3,36 tỉ đồng), DEA (2,83 tỉ đồng) và INN (1,73 tỉ đồng). Các mã VCS, SRA, BVS, BCC cũng chịu áp lực bán ròng từ khối ngoại.
Ngược xu hướng với nhóm cổ phiếu trên, SHB ghi nhận giá trị mua ròng 3,52 tỉ đồng. Khối ngoại cũng mua ròng cổ phiếu TIG (1,42 tỉ đồng), DGC (1,16 tỉ đồng), NDN (1,13 tỉ đồng) và AMV (1 tỉ đồng). Bên cạnh đó, hoạt động mua ròng cũng áp đảo tại các mã ART, MPT, HMH, IDV và BTW.
'Gom' QNS và GVR, khối ngoại mua ròng 45,5 tỉ đồng tại UPCoM
Giao dịch trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 45,5 tỉ đồng với khối lượng 3,1 triệu đơn vị. Ngoại trừ phiên bán ròng 6,7 tỉ đồng vào thứ năm, khối ngoại mua ròng 4 phiên còn lại trong tuần.
Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp
Các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất trên thị trường này có QNS (22,67 tỉ đồng), GVR (21,27 tỉ đồng) và VTP (11,71 tỉ đồng). Cùng với đó, khối ngoại mua ròng BSR và CTR lần lượt 6,4 tỉ đồng và 5,23 tỉ đồng, ngoài ra còn KDF (3,97 tỉ đồng ), BCM (1,38 tỉ đồng), VGG (1 tỉ đồng), ICC và VCW.
Trong khi đó, cổ phiếu bị bán ròng chủ yếu là VEA với giá trị 25,82 tỉ đồng). Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng ACV (9,31 tỉ đồng), VGI (2,9 tỉ đồng) và WSB (2,88 tỉ đồng) và OIL (1,73 tỉ đồng). Những mã còn lại ghi nhận giá trị bán ròng chưa đến 1 tỉ đồng như SAS, GEG, VGT, NCS và DVN.