|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tự doanh CTCK cùng khối ngoại mua vào 300 tỉ đồng bất chấp VN-Index 'gặp khó' tại kháng cự 990 - 995 điểm

07:51 | 25/07/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 25/7, cổ phiếu công nghiệp tiếp tục 'hút' dòng vốn ngoại. Tự doanh và khối ngoại mua ròng gần 300 tỉ đồng phiên VN-Index trượt mốc 990 điểm, tập trung giao dịch VJC và GEX.

Dòng tiền thông minh tiếp tục tìm đến cổ phiếu công nghiệp

Phiên giao dịch hôm qua diễn biến không mấy khởi sắc, hầu hết các nhóm cổ phiếu ghi nhận sự điều chỉnh. Tiêu biểu là nhóm ngân hàng gồm VCB, BID và CTG kéo chỉ số giảm 3,35 điểm. Mặt khác, GAS và MWG đóng cửa trong sắc đỏ cũng tác động tiêu cực lên thị trường.

Kết phiên, VN-Index giảm 1,05 điểm (0,11%) xuống 988,41 điểm; HNX-Index giảm 0,27% xuống 106,44 điểm; UPCoM-Index tăng 1,32% lên 59,23 điểm.

Ở xu hướng ngược lại, một số bluechips giao dịch tích cực, giúp thị trường thu hẹp đà giảm. Cụ thể có VIC kéo VN-Index tăng 2,22 điểm, ngoài ra có PLX, MSN, BVH và NVL đóng cửa tăng giá.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 226 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 5.168 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào ngành công nghiệp và tài chính, thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước.

Khối tự doanh đảo chiều mua ròng 54 tỉ đồng, tập trung vào GEX

Thống kê giao dịch phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 54 tỉ đồng với khối lượng 1,6 triệu đơn vị.

d1

Nguồn: Bảo Trâm

Cổ phiếu được khối tự doanh mua vào nhiều nhất là GEX, giá trị cụ thể 35,07 tỉ đồng, theo sau là MSN với giá trị 21,09 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối này còn mua vào chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (5,99 tỉ đồng), MWG (3,84 tỉ đồng). Hai mã HPG và NLG lần lượt ghi nhận giá trị mua vào 3,58 tỉ đồng và 3,14 tỉ đồng. Một số mã có giá trị mua vào thấp hơn như CTG, KDH, VIC và PHR.

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh chủ yếu bán ra MBB (10,42 tỉ đồng), ngoài ra có MWG (4,29 tỉ đồng), BID (4,14 tỉ đồng) và CTG (3,18 tỉ đồng). Cùng chịu áp lực bán còn có cổ phiếu BMI, chứng chỉ quỹ E1VFVN30, HPG. Các mã còn lại ghi nhận giá trị bán ra chưa đến 1 tỉ đồng gồm DXG, FPT và VND.

Khối ngoại tiếp tục 'xuống tiền' 255 tỉ đồng, ghi nhận chuỗi 15 phiên liên tiếp

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng 247,7 tỉ đồng nhưng bán ròng 1,7 triệu đơn vị. Cổ phiếu VJC được mua ròng nhiều nhất (116,67 tỉ đồng). Theo sau đó, VIC được mua ròng 32,43 tỉ đồng, MSN (18,68 tỉ đồng), HPG (18,03 tỉ đồng và VRE (17,62 tỉ đồng).

Ngược lại, HBC dẫn đầu chiều bán ròng với giá trị 26,57 tỉ đồng, kế đến là STB bị bán ròng 20,98 tỉ đồng. Một số cổ phiếu khác ghi nhận giá trị bán ròng như VCB, PVT, VNM, CTI.

Trên HNX, khối ngoại duy trì hoạt động bán ròng 10,7 tỉ đồng và khối lượng 841.855 đơn vị. Các cổ phiếu có giá trị bán ròng cao SHS (4,9 tỉ đồng), PVS (3,9 tỉ đồng) và CEO (1,1 tỉ đồng). Trong khi đó, cổ phiếu DGC được mua ròng 639 triệu đồng, SHB (183 triệu đồng).

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị mua ròng 17,7 tỉ đồng với khối lượng 876.000 đơn vị. Dòng tiền ngoại hướng đến GVR nhiều nhất (12,2 tỉ đồng), tiếp đến là VEA (3,9 tỉ đồng) và QNS (3,1 tỉ đồng). Ở chiều ngược lại, BSR bị bán ròng 1,4 tỉ đồng, ngoài ra còn có ACV, VGI và WSB.

Thành viên BKS Cà phê Thương  Phú muốn thoái hết vốn góp tại công ty

Thông tin đăng ký giao dịch đáng chú ý, ông Nguyễn Huy Bộ, thành viên Ban Kiểm soát CTCP Cà phê Thương Phú (mã: CTP) muốn thoái hết phần vốn góp tại công ty nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân. Cụ thể, ông Độ đăng ký bán toàn bộ 260.000 cổ phiếu CTP, tương ứng 2,15% vốn điều lệ.

Thời gian giao dịch dự kiến từ 25/7 đến 23/8 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch này thành công, ông Độ sẽ không còn là cổ đông của Cà phê Thương Phú.

Bảo Trâm

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.