|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 29/3: NĐT cá nhân và tổ chức trong nước gom gần 400 tỷ đồng phiên rung lắc cuối tuần

08:02 | 29/03/2021
Chia sẻ
Phiên cuối tuần qua, NĐT cá nhân và tổ chức trong nước đóng vai trò là bên đỡ chỉ số với giá trị mua ròng lần lượt 240 tỷ đồng và 147 tỷ đồng. Trong khi đó, tự doanh và khối ngoại đồng thời rút vốn khỏi thị trường, tạo áp lực điều chỉnh cho VN-Index.

NĐT cá nhân mua ròng 240 tỷ đồng phiên điều chỉnh cuối tuần

VN-Index giảm nhẹ 0,08% trong phiên chao đảo cuối tuần qua. Giữa phiên sáng trong ngày, chỉ số giảm mạnh 25,2 điểm tương đương 2,17%, trước khi hồi phục dần và đóng cửa ở mức 1.162.21 điểm.

Giá trị giao dịch đạt 20.062 tỷ đồng, tăng 2,9% so với phiên liền trước. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng điểm/giảm điểm là 122/339.

Thống kê phiên 26/3, giá trị giao dịch thỏa thuận toàn thị trường đạt 1.420 tỷ đồng, giảm mạnh so với 2 phiên liền trước. Các giao dịch đáng chú ý gồm NĐT nước ngoài trao tay khối nội cổ phiếu REE (104 tỷ) và mua thỏa thuận của tự doanh E1VFVN30 (78 đồng); NĐT cá nhân mua của tổ chức trong nước GEX (80 tỷ đồng);...

Trong các bên tham gia, NĐT cá nhân mua ròng 240 tỷ đồng, trong đó 266 tỷ đồng mua ròng qua khớp lệnh.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, trong đó mua mạnh nhất bất động sản (KBC, FLC, VIC, NVL, VHM, NLG), ngân hàng (CTG, MBB, STB, SSB, BID), thực phẩm và đồ uống (VNM, KDC),

Ngược lại, nhóm này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu tài nguyên cơ bản (HPG, HSG), hàng và dịch vụ công nghiệp (GEX), hóa chất (DPM).

Khối tự doanh bán ròng hơn trăm tỷ đồng, tập trung xả chứng chỉ quỹ ETF nội

Bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua 365 tỷ đồng nhưng bán ra 467 tỷ đồng, theo đó nhóm này bán ròng 103 tỷ đồng phiên cuối tuần.

Khối tự doanh mua ròng 12/18 ngành trong đó mua mạnh nhất ngành ngân hàng, tài nguyên cơ bản, thực phẩm và đồ uống. Ngược lại, họ bán ròng 5/18 nhóm ngành nhưng chủ yếu là dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu, hàng cá nhân và gia dụng.

Dòng tiền thông minh 29/3: NĐT cá nhân và tổ chức trong nước gom gần 400 tỷ đồng bất chấp đà bán ròng từ tự doanh và khối ngoại - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Top10 mã bị khối tự doanh bán ròng, đang chú ý là hai chứng chỉ quỹ E1VFVN30 ghi nhận giá trị cao nhất (73 tỷ đồng) và FUEVFVND (16 tỷ đồng).

Tại giao dịch cổ phiếu, khối tự doanh tạo áp lực xả lên cổ phiếu VGC (54,5 tỷ đồng), theo sau là STB (17 tỷ đồng), VND (11 tỷ đồng). Mặt khác, cổ phiếu thu hút dòng tiền tự doanh còn có TCB (9 tỷ đồng), TDC (8 tỷ đồng), VRE, MBB và HDG.

Top10 cổ phiếu thu hút dòng vốn tự doanh, hai mã MSB và HPG lần lượt ghi nhận giá trị 53,2 tỷ đồng và 15,5 tỷ đồng. Cùng chiều, khối này mua ròng dưới 10 tỷ đồng cổ phiếu FPT, VIC, VNM, VCI, MWG, POW, DIG.

NĐT tổ chức trong nước tiếp tục mua ròng, khối ngoại bán ròng trở lại

Trong khi đó, NĐT tổ chức trong nước tiếp tục mua ròng giá trị 147 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 145 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước ngày 26/3 mua ròng 12/18 ngành, trong đó mua mạnh nhất ngân hàng (ACB, VCB, CTG, TCB, MBB, OCB, HDB), thực phẩm và đồ uống (VNM, MSN), tài nguyên cơ bản (HPG).

Nhóm này bán ròng 5 ngành tuy nhiên mức bán ròng đáng kể chỉ tập trung vào bất động sản (KBC, FLC, LCG, KDH, DIG), dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu.

Về phía NĐT nước ngoài, hoạt động bán ròng áp đảo trở lại với giá trị 289 tỷ đồng, trong đó 205 tỷ đồng là mua ròng qua khớp lệnh.

Loại trừ giao dịch thỏa thuận, top bán ròng trong phiên cuối tuần của nhóm này trên giao dịch khớp lệnh không có sự thay đổi về nhóm ngành, gồm ngân hàng (CTG, MBB, BID, STB), bất động sản (VIC, VHM, NVL, FLC, NLG, IJC), thực phẩm và đồ uống (VNM, KDC).

Trong khi đó, họ mua ròng ngành hàng và dịch vụ công nghiệp (GEX), tài nguyên cơ bản (HPG, HSG), vật liệu và xây dựng (CII).

Thu Thảo