|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 2/8: NĐT cá nhân xả 470 tỷ đồng khi khối ngoại cùng tự doanh mua vào phiên ETF nội cơ cấu

07:30 | 02/08/2021
Chia sẻ
Trong phiên cuối tháng 7, tự doanh cùng khối ngoại đồng thời rót vốn cho thị trường. Ở chiều ngược lại NĐT cá nhân bán ròng 470 tỷ đồng, tập trung xả cổ phiếu ngành ngân hàng, chứng khoán.

Sau khi chinh phục thành công mốc kháng cự tâm lý 1.300 điểm vào buổi sáng, tâm lý thị trường đã cho thấy được sự tự tin và lực cầu cũng tăng mạnh vào phiên chiều. Điều này giúp chỉ số nới rộng biên độ tăng và đóng cửa phiên cuối tuần (30/7) ở mức 1.310,05 điểm, tương ứng tăng 16,45 điểm (1,27%) so với phiên trước đó.

Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 259/113. Dòng tiền đầu tư tiếp tục gia tăng với 17/19 nhóm ngành tăng điểm, tỷ trọng phân bổ tăng mạnh ở nhóm ngân hàng, bất động sản trong khi quay đầu giảm ở nhóm thép và dầu khí.

Xét về thanh khoản, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 21.553 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 25.812 tỷ đồng, tăng 35,9% so với phiên liền trước. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất trong hai tuần vừa qua. 

Trong phiên cuối tháng 7, tự doanh và khối ngoại là hai bên xuống tiền nâng đỡ chỉ số. Trong khi tổ chức trong nước và NĐT cá nhân gia tăng lực bán bất chấp xu hướng tăng điểm của thị trường.

Dòng tiền thông minh 2/8:  NĐT cá nhân xả 470 tỷ đồng, tâm điểm nhóm ngân hàng, chứng khoán phiên VN-Index lấy lại mốc 1.310 điểm - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

Trái chiều giao dịch tự doanh và tổ chức nội tại nhóm BĐS, ngân hàng

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 51 tỷ. Tuy nhiên nếu tính riêng giao dịch qua kênh khớp lệnh thì họ bán ròng 99 tỷ.

Trong đó, khối tự doanh mua ròng 6/18 ngành và nhóm được giải ngân mạnh nhất là bất động sản. Như vậy có sự thay đổi vị thế của tự doanh về nhóm bất động sản, họ đã mua ròng phiên thứ Sáu thay vì bán ròng ngành này trước đó.

Top mua ròng của khối này gồm NLG (89,2 tỷ đồng), PNJ (58,3 tỷ đồng), E1VFVN30 (40,1 tỷ đồng), REE (35 tỷ đồng), VIC (34,4 tỷ đồng), KDH (31,6 tỷ đồng), MSB (31 tỷ đồng), ACB (25 tỷ đồng), SAB (21,1 tỷ đồng) và VHM (20,5 tỷ đồng).

Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng ngành ngân hàng. Top cổ phiếu bị khối này bán ròng gồm HPG (53,6 tỷ đồng), TCB (50,7 tỷ đồng), KOS (47,2 tỷ đồng), VPB (32,2 tỷ đồng), MWG (29,4 tỷ đồng), MSN (25,5 tỷ đồng), VNM (24,4 tỷ đồng), STB (23,1 tỷ đồng), FPT (21 tỷ đồng) và MBB (20 tỷ đồng).

Dòng tiền thông minh 2/8:  NĐT cá nhân xả 470 tỷ đồng, tâm điểm nhóm ngân hàng, chứng khoán phiên VN-Index lấy lại mốc 1.310 điểm - Ảnh 2.

Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 30/7. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tiếp diễn xu thế bán ròng trong phiên trước đó, NĐT tổ chức trong nước rút ròng 32 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 216 tỷ đồng.

Thống kê giao dịch theo nhóm ngành, tổ chức nội mua ròng 6/18 ngành với giá trị vào ròng lớn nhất ở nhóm ngân hàng. Trong khi đó, họ bán ròng 12/18 ngành còn lại với áp lực xả lớn nhất tại nhóm bất động sản.

Top cổ phiếu được NĐT tổ chức trong nước mua ròng có ACB, LPB, MSN, VIC, SAB, KBC, OCB, MSN, VIB, GVR. Ngược lại, Top các mã bị khối này bán ròng có VHM, VNM, MBB, CTG, VPB, MWG, FPT, TCB, REE, STB.

Như vậy tổ chức trong nước cũng chuyển vị thế mua ròng ngành ngân hàng thay vì bán ròng trước đó.

NĐT cá nhân xả gần 470 tỷ đồng phiên VN-Index bùng nổ theo đà

Bất chấp đà hồi phục mãnh mẽ của thị trường phiên cuối tháng 7, NĐT cá nhân chuyển bán ròng 469 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 342 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 2/8:  NĐT cá nhân xả 470 tỷ đồng, tâm điểm nhóm ngân hàng, chứng khoán phiên VN-Index lấy lại mốc 1.310 điểm - Ảnh 3.

Top10 mã NĐT cá nhân mua/bán ròng phiên 30/7. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu bán lẻ, thực phẩm đồ uống.

Top 1 mua ròng của NĐT cá nhân là cổ phiếu VHM (280,2 tỷ đồng). Kế đó, VNM và VPB được khối này gom ròng lần lượt 183,6 tỷ đồng và 107,7 tỷ đồng. Cùng chiều, các mã ghi nhận giá trị mua ròng dưới trăm tỷ gồm MWG (98,5 tỷ đồng), TCB (90,7 tỷ đồng), FPT (73,7 tỷ đồng), ngoài ra còn có MBB, chứng chỉ quỹ E1VFVN30, TCH, SBT.

Ngược lại, cá nhân trong nước bán ròng 7/18 ngành còn lại, trong đó chủ yếu xả cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán (dịch vụ tài chính) để đối ứng với nước ngoài.

Chiều bán ròng có một số mã nổi bật như ACB (419,4 tỷ đồng), SSI (173 tỷ đồng), VIC (120,6 tỷ đồng), LPB (106,1 tỷ đồng), MSN (105,5 tỷ đồng). Những mã còn lại nằm trong Top 10 bán ròng gồm MSB, NLG, STB, KBC và KDH với giá trị dưới trăm tỷ đồng.

Top mua bán ròng của nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là đối ứng với nước ngoài. Tuy nhiên, họ mua bán đối ứng với tổ chức trong nước mạnh nhất.

Khối ngoại trở lại mua ròng 500 tỷ đồng, tâm điểm nhóm ngân hàng, chứng khoán

NĐT nước ngoài chuyển mua ròng 499 tỷ, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 459 tỷ đồng.

Lực mua ròng khớp lệnh chính của khối ngoại tập trung tại nhóm ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã SSI, STB, MSN, CTG, MBB, HPG, HSG, NVL, VCB, VIC.

Đáng chú ý, cổ phiếu SSI được nước ngoài mua ròng phiên thứ ba liên tiếp với giá trị vào ròng đạt 177 tỷ đồng. Nếu tính từ đầu năm, mã này được khối ngoại gom ròng 191 tỷ đồng. Một cổ phiếu khác cũng được NĐT ngoại mạnh tay giải ngân là MSN với 338 tỷ đồng tính từ đầu năm 2021 đến nay.

Tại phía bán ròng khớp lệnh, NĐT ngoại bán nhiều nhất cổ phiếu bất động sản. Top bán ròng theo thứ tự các mã VHM, SAB, VNM, E1VFVN30, VRE, DCM, FUEVFVND, SZC, NKG, KDC.

Quan sát ở nhóm Vingroup, mã VIC được mua ròng trở lại trong khi VHM và VRE tiếp tục nằm trong danh sách rút vốn của khối ngoại.

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.