Dòng tiền thông minh 13/7: Khối ngoại, tự doanh cùng tổ chức nội rót hơn 2.500 tỷ đồng phiên đỏ lửa
VN-Index bốc hơi gần 8% từ vùng đỉnh
VN-Index tiếp tục xu hướng giảm điểm kể từ phiên giảm sốc thứ Ba tuần trước. Trong phiên hôm qua (12/7), có thời điểm thị trường diễn biến tiêu cực với nhiều mã giảm sàn khiến VN-Index giảm 5,7%, mất 77 điểm. Tuy nhiên lực cầu bắt đáy vào cuối phiên chiều đã giúp thị trường phục hồi và lấy lại 26 điểm kể từ mức thấp nhất ngày.
Đóng cửa, VN-Index giảm 50,84 điểm (tương ứng 3,7%) xuống 1.296,3 điểm. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 36/374. Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 31.615,62 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 36.959,25 tỷ đồng, tăng 29,5% so với phiên liền trước.
Như vậy, trong 8 ngày giao dịch đầu tiên của tháng 7, VN-Index đã sụt giảm gần 8% từ vùng đỉnh sau khi đã tăng 6,06% trong tháng trước đó.
Tự doanh và các tổ chức trong nước xuống tiền trở lại phiên VN-Index giảm sâu
Trong phiên vừa qua, khối tự doanh công ty chứng khoán mua vào gần 1.298,67 tỷ đồng đồng thời bán ra 745,72 tỷ đồng. Như vậy, khối này đã trở lại mua ròng gần 553 tỷ đồng, trong đó giá trị mua ròng khớp lệnh là 563 tỷ đồng.
Top10 cổ phiếu thu hút nhóm tự doanh, dẫn đầu là cổ phiếu TCB (137,1 tỷ đồng), theo sau là VPB (104,5 tỷ đồng), STB (50,5 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các mã VNM thu hút 46,8 tỷ đồng từ khối tự doanh, VIC (40,1 tỷ đồng), FPT (37,9 tỷ đồng). Ngoài ra, khối tự doanh còn rót vốn cho loạt cổ phiếu khác như MWG, DBC, MSN và VCB.
Ngược lại, Top10 mã chịu áp lực bán ròng, cổ phiếu HPG của Hòa Phát ghi nhận giá trị cao nhất 94,1 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ FUEVFVND và E1VFVN30 lần lượt bị bán ròng 48,7 tỷ đồng và 10,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, cùng chiều bán ròng trong phiên hôm qua còn có các mã PVD, REE, VRE, BID, FIT và GVR nhưng ghi nhận giá trị thấp hơn 10 tỷ đồng.
Cùng chiều tự doanh, NĐT tổ chức trong nước cũng gom ròng trở lại 656 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 654,7 tỷ đồng.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng khớp lệnh 13/18 ngành, quy mô mua ròng tăng rất mạnh đối với cổ phiếu ngành ngân hàng và tài nguyên cơ bản. Trong khi đó, họ bán ròng mạnh nhất là ngành bất động sản, tuy nhiên quy mô bán ròng khá nhỏ (dưới 20 tỷ đồng).
Top các mã được tổ chức trong nước mua ròng có HPG, VPB, VNM, REE, TCB, DPM, HDB, VIB, MBB và NLG. Top cổ phiếu bị khối này bán ròng có CTG, NVL, KDH, MWG, ACB, BID, VRE, CII, PHR, FLC.
NĐT cá nhân tiếp đà bán ròng hơn 2.600 tỷ đồng
Ghi nhận giao dịch của NĐT cá nhân trên thị trường, hoạt động bán ròng ghi nhận giá trị 2.611 tỷ đồng, trong đó bán ròng khớp lệnh là 2.585 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tính riêng giao dịch khớp lệnh, NĐT cá nhân đã bán ròng 17/18 ngành, tập trung bán ròng cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, tài nguyên cơ bản, chứng khoán và thực phẩm đồ uống. Chiều bán ròng nổi bật là các mã STB, HPG, SSI, VPB, TCB, VNM, DXG, HDB, VHM, KDH.
Tại phía mua ròng, NĐT cá nhân gom ròng duy nhất cổ phiếu ngành truyền thông. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung vào FRT, CTG, DHC, LIX, PHR, ACB, AGG, KDC, GEG, CII.
Khối ngoại chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán ra dòng bán lẻ sau chuỗi tăng mạnh
Về phía NĐT nước ngoài, khối này tiếp tục mua ròng 1.402 tỷ, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 1.367 tỷ đồng.
Lực mua ròng khớp lệnh của khối ngoại chủ yếu tập trung vào nhóm ngân hàng, chứng khoán, tài nguyên cơ bản và bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã STB, SSI, HPG, DXG, KDH, KBC, VRE, VHM, NVL và DGC. Như vậy NĐT ngoại đã chuyển vị thế từ bán ròng sang mua ròng nhóm chứng khoán nhờ giải ngân 201,5 tỷ đồng cổ phiếu SSI trong phiên giao dịch hôm nay.
Trong khi đó, tại phía bán ròng khớp lệnh, họ chủ yếu rút khỏi nhóm bán lẻ (FRT) nhưng giá trị bán ròng nhóm ngành này không đáng kể. Top bán ròng theo thứ tự các mã VPB, MBB, FRT, VHC, VIC, DHC, LIX, GAS, KDC, GEG.