|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 13/4: Tự doanh cùng NĐT cá nhân mua ròng trăm tỷ phiên tăng mạnh, tập trung gom VIC và nhóm ngân hàng

08:17 | 13/04/2021
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh 13/4, trong khi khối ngoại và các tổ chức trong nước tiếp tục đà bán ròng, khối tự doanh và NĐT cá nhân đồng thời rót vốn 270 tỷ đồng vào thị trường phiên VN-Index bật tăng 21 điểm.

NĐT cá nhân mua ròng 171 tỷ đồng, tập trung rót vốn nhóm ngân hàng

Trong phiên giao dịch vừa qua, VN-Index tăng mạnh 1,69% đóng cửa ở mức 1.252,45 điểm, giá trị giao dịch đạt 25.678 tỷ đồng, tăng 18% so với phiên liền trước.

Đây là phiên giao dịch có thanh khoản cao nhất từ trước đến nay tính riêng khớp lệnh. Tuy nhiên, tính cả giao dịch thỏa thuận thì phiên ngày hôm nay vẫn đứng thứ 2 sau phiên ngày 18/5/2018 - phiên 267,8 triệu cổ phiếu VHM trao tay với giá trị 30.717 tỷ đồng.

Độ rộng thị trường cải thiện so với phiên liền trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 301/134.

Trong các bên tham gia thị trường, nhà đầu tư cá nhân và khối tự doanh quay lại mua ròng, trong khi tổ chức trong nước và khối ngoại đồng thời rút vốn.

Thống kê giao dịch của NĐT cá nhâa, hoạt động mua ròng áp đảo trở lại với giá trị 171 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 234 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 7/18 ngành, mua mạnh nhất ngân hàng (VPB, VCB, CTG, BID, MSB, ACB), điện nước - xăng dầu khí đốt (GAS, POW). Ngược lại, họ bán ròng 11/18 ngành gồm bất động sản (VIC, NVL, FLC, VHM), tài nguyên cơ bản (HPG, HSG).

Khối tự doanh mua ròng trở lại, tâm điểm mã VIC và cổ phiếu ngân hàng

Khối tự doanh mua vào hơn 464 tỷ đồng trong phiên giao dịch vừa qua, áp đảo giá trị bán ra 373 tỷ đồn. Theo đó, khối này mua ròng trở lại gần 92 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng giá trị mua ròng khớp lệnh lên tới 144 tỷ đồng

Dòng tiền thông minh 13/4: Tự doanh cùng NĐT cá nhân mua ròng trăm tỷ phiên tăng mạnh, tập trung gom VIC và nhóm ngân hàng - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Top10 cổ phiếu thu hút dòng tiền trong phiên, mã VIC dẫn đầu với giá trị 39 tỷ đồng, theo sau là HPG (36,4 tỷ đồng), HSG (27,3 tỷ đồng), TCB (25 tỷ đồng). Cùng chiều, khối tự doanh rót vốn cho cổ phiếu VNM (19 tỷ đồng), FPT (15 tỷ đồng), MBB (14,5 tỷ đồng), VPB (14,4 tỷ đồng)….

Top10 mã chịu áp lực bán ròng, khối tự doanh tập trung xả chứng chỉ quỹ FUEVFVND (54 tỷ đồng), mặt khác còn có KBC (21 tỷ đồng), POW (19 tỷ đồng, VRE (12 tỷ đồng). Một số cổ phiếu cùng bị khối tự doanh bán ròng trong phiên như DIG (12 tỷ đồng), GAS (11 tỷ đồng), HDG (11 tỷ đồng), MWG, HNG…

NĐT tổ chức trong nước cùng khối ngoại bán ròng, tạo áp lực lên chỉ số

Diễn biến trái chiều, NĐT tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 44 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 22 tỷ đồng.

Trong đó, nhóm này mua ròng 9/18 nhóm ngành, tập trung vào bất động sản (VHM, VIC, FLC, DIG), xây dựng và vật liệu (ROS, CII). Phía bán ròng, nhóm này xả 8/18 ngành gồm ngân hàng (ACB, MBB, TPB, CTG, HDB), hàng và dịch vụ công nghiệp (GMD, GEX).

Cùng với đó, NĐT nước ngoài chuyển bán ròng 50 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 400 tỷ đồng.

Nước ngoài đã bán ròng trở lại 8/18 ngành tính riêng khớp lệnh. Top bán ròng của nước ngoài là nhóm ngân hàng (VPB, VCB, CTG, BID, MBB), điện nước - xăng dầu khí đốt (GAS, POW).

Trong khi đó họ mua ròng 10/18 ngành, gồm hàng và dịch vụ công nghiệp (GMD, GEX), xây dựng và vật liệu (VCG, PC1, C32), tài nguyên cơ bản (HPG). Như vậy trong nhóm bán ròng, CTG dù có chuyển xuống vị trí thứ 4 (77 tỷ đồng), thì giá trị bán vẫn tương đương với cuối tuần trước.

Giao dịch thỏa thuận trong phiên vượt 1.500 tỷ đồng

Thống kê trong phiên ngày hôm qua, giao dịch thỏa thuận toàn thị trường đạt tỷ 1.534 tỷ đồng, trở lại mức trung bình tháng.

Trong đó, Top giao dịch đáng chú ý gồm NĐT cá nhân mua nội khối TCB (328 tỷ đồng), MSN (90 tỷ đồng), SJS (60 tỷ đồng), VJC (60 tỷ đồng), NVL (56 tỷ đồng), SVC (52 tỷ đồng), VRE (8 tỷ đồng); NĐT cá nhân bán cho tổ chức trong nước IMP (54 tỷ đồng); NĐT nước ngoài mua nội khối MSN (16 tỷ đồng), VHM (49 tỷ đồng), VRE (35 tỷ đồng), VNM (25 tỷ đồng) và E1VFVN30 (18 tỷ đồng); NĐT nước ngoài mua của tổ chức trong nước VIC (126 tỷ đồng).

Thu Thảo

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.