|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 11/3: Tự doanh CTCK rút ròng phiên hồi phục, tập trung áp lực lên nhóm ngân hàng

07:47 | 11/03/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 11/3, nhóm tài chính tiếp tục hút tiền. Khối tự doanh tạo áp lực bán chủ yếu lên các mã ngân hàng như VCB, EIB và MBB.

 VN-Index khởi sắc, dòng tiền thông minh rót vào nhóm tài chính

Xem thêm: Dòng tiền thông minh 12/3

Ngay từ những phút đầu phiên sáng, VN-Index đã giảm điểm tiêu cực trước áp lực lớn của các mã bluechips như GAS, PLX, MWG, BVH. Trong suốt thời gian còn lại, chỉ số nỗ lực hồi phục về trên mốc tham chiếu. 

Kết phiên, VN-Index tăng 2,01 điểm (0,24%) lên 837,5 điểm; HNX-Index giảm 0,13% xuống 106,2 điểm; UPCoM-Index tăng 1,85% lên 53 ,41 điểm.

Đà bứt phá ấn tượng của VNM, VCB, VHM đã giúp thị trường thành công lấy lại được sắc xanh. Đây là vận động đồng thuận với các TTCK lớn trong khu vực và trên thế giới. Điểm trừ trong phiên hôm nay vẫn đến từ chuỗi bán ròng mạnh của khối ngoại.

Thanh khoản thị trường tiếp tục cao đột biến với khối lượng 379 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 6.105 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE đạt 1.531 tỉ đồng. Dòng tiền tiếp tục tìm đến nhóm cổ phiếu tài chính với giá trị giao dịch 1.499 tỉ đồng, theo sau là cổ phiếu bất động sản.

Khối tự doanh trở lại bán ròng phiên hồi phục, tập trung áp lực lên nhóm ngân hàng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán phiên hôm qua, khối này đảo chiều rút ròng. Tại phía bán ra, bộ phận tự doanh tập trung áp lực chủ yếu lên cổ phiếu VCB (67,7 tỉ đồng). 

Bên cạnh đó, khối tự doanh còn bán ra mã EIB và FPT lần lượt 41,2 tỉ đồng và 33,37 tỉ đồng. Ngoài ra, thêm một mã ngân hàng bị khối tự doanh bán ra là MBB với giá trị 14,6 tỉ đồng.

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu GEX ghi nhận giá trị mua vào từ khối tự doanh đạt 15,1 tỉ đồng. Cùng chiều, khối này mua trên 10 tỉ đồng cổ phiếu MSN (13 tỉ đồng) và DPT (10,6 tỉ đồng). Lọt top mua vào còn có cổ phiếu MBB với giá trị dưới 10 tỉ đồng, cụ thể là 7,2 tỉ đồng.

Tại giao dịch chứng chỉ quĩ, đáng chú ý là mã E1VFVN30 được khối tự doanh mua vào trên trăm tỉ (137,3 tỉ đồng), đồng thời bán ra 16 tỉ đồng. Như vậy, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 trong phiên ghi nhận giá trị mua ròng 121 tỉ đồng.

Dòng tiền thông minh 11/3: Tự doanh CTCK rút ròng phiên hồi phục, tập trung áp lực lên nhóm ngân hàng - Ảnh 1.

Nguồn: FSC

Cùng chiều tự doanh, khối ngoại bán ròng hơn 400 tỉ đồng toàn thị trường

Trong đó, sàn HOSE ghi nhận giá trị bán ròng gia tăng đạt 398 tỉ đồng với khối lượng 2 triệu đơn vị. Ngược chiều với tự doanh, khối ngoại bán ròng trăm tỉ duy nhất chứng chỉ quĩ E1VFVN30, giá trị cụ thể 120,72 tỉ đồng. 

Theo sau đó, dòng vốn ngoại rút ròng khỏi cổ phiếu MSN (64,15 tỉ đồng), HPG (54,58 tỉ đồng). Các mã "họ Vingroup" gồm VRE, VHM và VIC lần lượt ghi nhận giá trị bán ròng 35,83 tỉ đồng, 31,62 tỉ đồng và 23,71 tỉ đồng. 

Cùng chiều, NĐT nước ngoài xả cổ phiếu GAS (21,95 tỉ đồng), SVC (19,14 tỉ đồng), VJC (18,48 tỉ đồng) và HDB (14,78 tỉ đồng).

Trong khi đó, khối ngoại tập trung rót vốn vào cổ phiếu VNM (56,15 tỉ đồng) và CTG (22,73 tỉ đồng). Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài mua ròng dưới 10 tỉ đồng PHR, STB, VCB, SBT, GAB, HHS, TCB và FRT.

Trên HNX, dòng vốn ngoại rút ròng 17,3 tỉ đồng cùng khối lượng 1,5 triệu cổ phiếu. NĐT nước ngoài xả duy nhất cổ phiếu PVS 16,8 tỉ đồng, ngoài ra các mã cùng chiều gôm ART (437 triệu đồng), TNG (253 triệu đồng) và HDA (183 triệu đồng). Ngược lại, khối ngoại mua ròng các mã như VCS (359 triệu đồng) và NBC (118 triệu đồng).

Thống kê trên UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng 9,2 tỉ đồng với khối lượng 328.900 cổ phiếu. Cổ phiếu dẫn đầu phía mua ròng là VEA với giá trị 6,1 tỉ đồng, theo sau là VTP (3,2 tỉ đồng) và BSR (2 tỉ đồng). 

Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng chủ yếu hai mã ACV và LPB lần lượt 1,4 tỉ đồng và 1,03 tỉ đồng. 

Chủ tịch Chứng khoán APG muốn mua một triệu cổ phần công ty

Trên hai sàn trong phiên hôm qua, thông tin giao dịch đáng chú ý có ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG đăng kí mua vào 1 triệu cp APG trong thời gian từ 15/3 - 13/4.

Được biết, ông Hưng hiện là cổ đông lớn của Chứng khoán APG với tỉ lệ sở hữu 8,07% vốn điều lệ. Nếu mua vào thành công, tỉ lệ nắm giữ của ông Hưng sẽ tăng lên 11,01%, tương ứng 3,74 triệu cổ phần.

Ánh Hường

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.