|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh (10/1): Tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng sau ba phiên mua ròng liên tiếp

06:59 | 10/01/2020
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 10/1, khối tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng gần 50 tỉ đồng sau ba phiên mua ròng liên tiếp. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và bất động sản thu hút dòng tiền nhập cuộc giúp thanh khoản thị trường cải thiện.

Dòng tiền tự tin nhập cuộc, thanh khoản cải thiện và sắc xanh lan tỏa

Xem thêm: Dòng tiền thông minh hôm nay ngày 13/01

Sau phiên giảm điểm mạnh hôm qua, VN-Index có phiên hồi phục mạnh. Tăng điểm trong cả phiên sáng và chiều, chỉ số thành công lấy lại được mốc hỗ trợ 960 điểm. Cụ thể, VN-Index đóng cửa tăng 11,17 điểm (1,18%) lên 960,15 điểm; HNX-Index tăng 0,92% lên 101,25 điểm; UPCoM-Index tăng 0,29% lên 55,18 điểm.

Độ rộng thị trường ghi nhận 393 mã tăng giá so với 219 mã giảm giá, còn lại 136 mã đứng giá tham chiếu. Nhóm ngân hàng dưới sự dẫn dắt của BID, VCB, CTG, VPB, TCB. Nhìn chung, tâm lí thị trường đã có sự cải thiện khi tình hình thế giới dịu đi và khối ngoại quay lại mua ròng.

Dòng tiền thông minh (10/1): Tiếp tục giao dịch ngược chiều khối ngoại, tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng sau ba phiên mua ròng liên tiếp - Ảnh 1.

Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index. Nguồn: Chứng khoán FPT

Trong bối cảnh vùng giá 950 - 960 điểm đang có khá nhiều rung lắc, nhà đầu tư nên giao dịch thận trọng và quan sát thêm tình hình vĩ mô thế giới.

Thanh khoản thị trường đạt 204,2 triệu đơn vị tương ứng giá trị 3.808 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.162 tỉ đồng. Dòng tiền tập trung vào nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản.

Khối tự doanh đảo chiều bán ròng sau ba phiên mua ròng liên tiếp

Thống kê giao dịch trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều bán ròng gần 50 tỉ đồng sau ba phiên mua ròng liên tiếp.

Dòng tiền thông minh (10/1): Tiếp tục giao dịch ngược chiều khối ngoại, tự doanh CTCK đảo chiều bán ròng sau ba phiên mua ròng liên tiếp - Ảnh 2.

Nguồn: Chứng khoán Yuanta

Tại phía bán ra, khối tự doanh tập trung thoái khỏi cổ phiếu PNJ (15,7 tỉ đồng). Ngoài ra, một cổ phiếu khác cũng ghi nhận giá trị bán trên 10 tỉ đồng là MBB (12,6 tỉ đồng). Cùng chiều, khối tự doanh bán ra cổ phiếu FPT (9,4 tỉ đồng), theo sau còn có HPG (9,1 tỉ đồng) và SAB (6,6 tỉ đồng).

Diễn biến trái chiều, khối tự doanh mua vào nhiều nhất mã HPG (3,4 tỉ đồng), kế đến là MWG (3 tỉ đồng). Mặt khác, cổ phiếu TCB ghi nhận giá trị mua 2,8 tỉ đồng, FPT (2,4 tỉ đồng) và PNJ (2 tỉ đồng).

Khối ngoại mua ròng gần 150 tỉ đồng trên HOSE, tập trung gom cổ phiếu PNJ

Trong phiên hôm qua, NĐT nước ngoài mua ròng 139 tỉ đồng toàn thị trường. Riêng trên sàn HOSE, khối ngoại trở lại mua ròng 147 tỉ đồng với khối lượng 1,65 triệu đơn vị. Trong đó, mã được mua ròng nhiều nhất, cổ phiếu PNJ dẫn đầu với giá trị 80,64 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, khối ngoại gom mạnh cổ phiếu CTG (21,21 tỉ đồng), theo sau là VNM (21,1 tỉ đồng), BID (20,9 tỉ đồng) và VRE (20,41 tỉ đồng). Hai mã còn lại ghi nhận giá trị mua ròng trên 10 tỉ đồng gồm VIC (16,63 tỉ đồng) và SAB (14,08 tỉ đồng).

Trong khi đó, khối ngoại tập trung xả mã VCB (22,48 tỉ đồng). Kế đến, NĐT nước ngoài bán ròng cổ phiếu KBC và VCI lần lượt là 11,27 tỉ đồng và 10,97 tỉ đồng. Cùng chiều, mã SSI ghi nhận áp lực bán ròng từ khối ngoại đạt 8,05 tỉ đồng, POW (7,16 tỉ đồng).

Trên sàn HNX, hoạt động bán ròng của khối ngoại áp đảo với giá trị 6,2 tỉ đồng với khối lượng 373.916 đơn vị. Tại phía bán ròng, NĐT nước ngoài rút ròng chủ yếu khỏi cổ phiếu CEO (3,6 tỉ đồng) và NDN (3 tỉ đồng). Cùng với đó, khối này bán ròng mã INN (504 triệu đồng), TIG (235 triệu đồng) và DGC (204 triệu đồng).

Tại phía mua ròng, dòng vốn ngoại tìm đến một số cổ phiếu như PVC (806 triệu đồng), ART (287 triệu đồng), và VCS (202 triệu đồng).

Giao dịch tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng nhẹ 1,5 tỉ đồng cùng khối lượng 536.184 cổ phiếu. NĐT nước ngoài chủ yếu bán ròng cổ phiếu BSR giá trị 4,3 tỉ  đồng. Ngoài ra, khối ngoại tạo áp lực xả lên cổ phiếu MPC (734 triệu đồng), NTC (545 triệu đồng) và HND (530 triệu đồng.

Ở chiều ngược lại, khối ngoại gom nhiều nhất cổ phiếu ACV (1,7 tỉ đồng), theo sau là VEA (1,4 tỉ đồng) và QNS (1 tỉ đồng). Một số mã khác được khối ngoại mua ròng như VTP, BCM và MCH.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Hường

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.