|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền cá nhân dịch chuyển sang cổ phiếu thực phẩm, dầu khí giữa căng thẳng chính trị

09:27 | 28/02/2022
Chia sẻ
Trước những biến động của thị trường, điểm tích cực là nhà đầu tư cá nhân đã trở lại mua tại HOSE cho thấy lực cầu bắt đáy vẫn đang chực chờ. Cụ thể, nhóm này mua ròng 266 tỷ đồng trên HOSE, trong đố tâm điểm thuộc về cổ phiếu thực phẩm đò uống, dầu khí.

Nhà đầu tư cá nhân trở lại mua ròng, giao dịch thận trọng tại HOSE

Trước những biến động mạnh của thị trường thế giới trước căng thẳng chính trị Nga – Ukraina, thị trường chứng khoán trong nước đóng cửa tuần thứ 9 của năm 2022 với 3 phiên tăng, 2 phiên giảm. Đóng cửa tuần 21 – 25/2, VN-Index mất đi 5,95 điểm tương đương 0,4% đóng cửa tại 1.498,89 điểm.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 26.900 tỷ đồng, là mức cao nhất trong vòng 5 tuần, tăng 26,3% so với tuần trước đó và 9,7% so với trung bình 5 tuần.

Tuần 21 - 25/2: NĐT cá nhân mua gom cổ phiếu thực phẩm, dầu khí trước căng thẳng chính trị - Ảnh 1.

Giá trị mua/bán ròng kGiao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư cá nhân theo nhóm ngành. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).hớp lệnh của NĐT cá nhân theo tuần. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Trước những biến động của thị trường, điểm tích cực là nhà đầu tư cá nhân đã trở lại mua tại HOSE cho thấy lực cầu bắt đáy vẫn đang chực chờ. Về giá trị cụ thể, nhóm này mua ròng 266 tỷ đồng trên HOSE, trong đó mua qua khớp lệnh 146 tỷ đồng.

Đồng thuận với các cá nhân, tổ chức trong nước cũng có động thái mua ròng 342 tỷ đồng. Đối ứng với 2 nhóm này là lực xả từ khối tự doanh và các nhà đầu tư nước ngoài với quy mô lần lượt 307 tỷ đồng và 181 tỷ đồng.

Dòng tiền rút mạnh khỏi nhóm ngân hàng, BĐS, dịch chuyển sang cổ phiếu thực phẩm đồ uống và dầu khí

Theo thống kê từ Fiintrade, hoạt động rút vốn của các cá nhân trong nước có phần thu hẹp so với tuần trước đó khi chỉ còn được ghi nhận ở 11/18 nhóm ngành. Trong đó, phần lớn lực xả tìm đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, hàng & dịch vụ công nghiệp, bất động sản…

Cụ thể, tiếp nối tuần trước, cổ phiếu của các nhà băng vẫn dẫn đầu về áp lực bán ròng với 347 tỷ đồng. Điểm tích cực là lực xả đã giảm đáng kể khi một số cổ phiếu ghi nhận ảnh hưởng tích cực tới thị trường trong tuần qua như VPB, MBB,…

Tương tự, các cá nhân nội tiếp đà xả ròng 184 tỷ đồng cổ phiếu địa ốc và đẩy mạnh bán ròng 301 tỷ đồng nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Theo sau, áp lực bán nhẹ hơn cũng được ghi nhận ở nhóm hóa chất (100 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (90,2 tỷ đồng)…

Tuần 21 - 25/2: NĐT cá nhân mua gom cổ phiếu thực phẩm, dầu khí trước căng thẳng chính trị - Ảnh 2.

Giao dịch khớp lệnh của nhà đầu tư cá nhân theo nhóm ngành. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Ở chiều mua, nhà đầu tư cá nhân đảo chiều mua ròng ở các nhóm thực phẩm & đồ uống (318 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt (264 tỷ đồng), xây dựng và vật liệu (248 tỷ đồng). Đây đều là những nhóm bị bán ròng trăm tỷ đồng trong tuần giao dịch trước đó.

Bên cạnh đó, nhóm này cũng dành hơn 148 tỷ đồng mua ròng các cổ phiếu dầu khí. Nhóm Dầu khí, Hóa chất có tỷ trọng giá trị giao dịch tăng mạnh so với tuần trước, chỉ số giá ngành tăng lần lượt 7,13%; 4,09%.

Dòng tiền vào mạnh nhóm dầu khi do giá dầu tăng vọt lên trên 100 USD/thùng trước căng thẳng địa chính trị khi Nga tiến quân vào Ukraina làm lo ngại về nguồn cung dầu khí khi Nga, nước xuất khẩu Dầu thô lớn, sẽ bị áp dụng lệnh trừng phạt.

Tương tự, cá nhân trong nước cũng mua ròng nhóm dịch vụ tài chính (178 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (196 tỷ đồng)….

Tâm điểm mua ròng hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu HDB giữa lúc chốt lời nhóm ngân hàng

Danh mục Top10 cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất tuần qua của nhà đầu tư cá nhân dẫn đầu bởi cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – HDBank. Mã này bị bán ròng với quy mô 239 tỷ đồng, và là cổ phiếu duy nhất của một nhà băng có mặt trong danh mục trên.

Lực cầu mạnh mẽ xuất hiện trong phiên 24/2 ngay khi HDB thông báo giao dịch đăng ký mua vào 1 triệu đơn vị của Tổng Giám đốc HDBank trong tháng 3 tới đây nhằm mục đích đầu tư. Trái ngược với các cá nhân nội, khối ngoại lại có động thái bán ròng hơn 216 tỷ đồng cổ phiếu nhà băng này.

Nối tiếp, lực cầu cũng tìm đến một số cổ phiếu đơn lẻ của nhóm bất động sản, xây dựng sau nhịp điều chỉnh. Lần lượt các mã được mua ròng là NVL của Địa ốc No Va (220 tỷ đồng), VIC của Tập đoàn Vingroup (187 tỷ đồng), CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (119 tỷ đồng). Mặc dù vậy, áp lực bán luôn chầu chực khiến thị giá những mã này vẫn đan xen bởi những phiên tăng giảm liên tục.

Là nhóm dẫn dắt trong tuần qua, các cổ phiếu dầu khí, hóa chất cũng góp mặt trong danh mục mua ròng của các cá nhân. Dòng tiền nội lần lượt tìm đến PLX (191 tỷ đồng), DPM (124 tỷ đồng), PVT (87 tỷ đồng). Đây cũng là những mã có giá trị giao dịch và biến động giá tích cực nhất trong tuần qua.

Tuần 21 - 25/2: NĐT cá nhân mua gom cổ phiếu thực phẩm, dầu khí trước căng thẳng chính trị - Ảnh 3.

Top 10 mã được NĐT cá nhân mua/bán ròng nhiều nhất qua kênh khớp lệnh tuần. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Trở lại chiều bán ròng, mặc dù có thêm hơn 11% giá trị trong tuần qua sau 3 phiên tăng điểm trong đó có một phiên tăng kịch trần, cổ phiếu DXG của Đất Xanh Group lại là tâm điểm thu hút lực xả lớn nhất lên tới 481 tỷ đồng.

Đáng chú ý, từ ngày 28/2 đến ngày 29/3, Chủ tịch HĐQT DXG mới đây đã đăng ký mua 20,7 triệu cổ phiếu, trong đó 20 triệu đơn vị mua khớp lệnh hoặc thỏa thuận và 700 nghìn cổ phiếu mua theo chương trình ESOP với giá 10.000 đồng/cp. Số lượng dự kiến nắm giữ sau thực hiện 2 giao dịch đạt 104.9 triệu cp, tương ứng 17.34% vốn điều lệ.

Ngay sau đó, nhà đầu tư cá nhân cũng chốt lời 390 tỷ đồng cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng. Giao dịch của các cá nhân diễn ra giữa lúc VPB trở thành mã tác động tích cực nhất tới VN-Index tuần vừa qua. Đối úng với các cá nhân, mã này được gom mạnh nhất bởi các tổ chức trong nước với 448 tỷ đồng.

Theo sau, một số mã ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có GMD (192 tỷ đồng), DGC (138 tỷ đồng), VHM (118 tỷ đồng), GEX (109 tỷ đồng). Các cá nhân trong nước cũng bán ròng khoảng 100 tỷ đồng hai cổ phiếu ngân hàng TCB và STB, trước khi xả nhẹ hơn PNJ (90 tỷ đồng), FPT (79 tỷ đồng)…

Thảo Bùi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.