|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đông Nam Á đang đi tiên phong trong thí điểm dịch vụ cho vay ngang hàng

14:11 | 07/06/2020
Chia sẻ
Giới phân tích nhận định Đông Nam Á là một trong những khu vực đầu tiên phát triển cơ chế thí điểm pháp lí với sự tham gia của mọi đối tượng từ nhiều nước.

Cho vay ngang hàng là mô hình kinh doanh mới, một loại hình dịch vụ sáng tạo, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Doanh nghiệp cho vay ngang hàng cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến để người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá. 

Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, những doanh nghiệp cho vay ngang hàng sử dụng công nghệ Big Data để thu thập tất cả dữ liệu của cả hai phía người cho vay và người đi vay.

Công nghệ tài chính (Fintech) châu Á đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong vài năm qua. Đặc biệt, Đông Nam Á đang trở nên nổi bật so với các khu vực khác.

Các chính phủ không chỉ đánh giá cao những lợi thế của tài chính thay thế và tác động tích cực của nó đối với tăng trưởng kinh tế, họ cũng đã xem xét các mối đe dọa tiềm ẩn. Một số xu hướng đang chứng minh tư duy đó.

Hợp tác xuyên biên giới về chính sách quản lí vay ngang hàng

Giới chức trách các nước ở Đông Nam Á đã nhận ra sự phát triển của các tiêu chuẩn cô lập có thể trở nên bất lợi như thế nào. 

Hài hòa hóa các yêu cầu cho hoạt động vay ngang hàng giữa nhiều nước đã trở thành một điểm để thảo luận ở một số thị trường. Những ví dụ tiêu biểu nhất là Indonesia và Philippines.

Để giảm bớt sự khác biệt, họ bắt đầu chia sẻ các bài học thực tiễn tốt nhất với các chính phủ khác. Mặc dù sự phù hợp toàn diện là bất khả thi, những nỗ lực này rất quan trọng. Cuối cùng, nó sẽ giúp giảm chi phí tài chính và chi phí kinh doanh phát sinh do sự khác biệt về qui định pháp lí.

Các chính sách cởi mở với thị trường sẽ thúc đẩy sáng tạo

Sự tăng lên về số lượng cuộc thảo luận giữa các chính phủ và doanh nghiệp là một trong những điểm mấu chốt để xây dựng một môi trường đầy đủ cho giới công nghệ tài chính và vay ngang hàng ở Đông Nam Á.

Cơ chế thí điểm pháp lí đang xuất hiện "như nấm sau mưa" trong thời gian qua là minh chứng cho xu hướng đó.

Các chính phủ sẽ cho phép thử nghiệm những dịch vụ tài chính mới và mô hình kinh doanh mới. Chúng sẽ giúp chính phủ thúc đẩy sáng tạo trên quy mô lớn hơn để phục vụ lợi ích của người dân. 

Hơn nữa, Đông Nam Á là một trong những khu vực đầu tiên phát triển cơ chế thí điểm pháp lí với sự tham gia của mọi đối tượng từ nhiều nước. 

Tiêu chuẩn sẽ hỗ trợ thay đổi pháp lí

Mặc dù Singapore và Malaysia không có bất kì qui định nào về hoạt động vay ngang hàng, hai nước lại có ảnh hưởng lớn nhất đối với các cơ quan quản lí ở những quốc gia khác. 

Thực tế cho thấy, đa số chính phủ áp dụng tiêu chuẩn nào đó về pháp lí khi hoạch định chính sách cho hoạt động vay ngang hàng. Khung pháp lí của họ là ví dụ quí báu về sự cân bằng giữa phát triển hoạt động cho vay ngang hàng và bảo vệ nhà đầu tư.

Đông Nam Á đang đi tiên phong trong thí điểm dịch vụ cho vay ngang hàng - Ảnh 1.

Hài hòa hóa các yêu cầu cho hoạt động vay ngang hàng giữa nhiều nước đã trở thành một điểm để thảo luận ở một số thị trường. Ảnh: Techinasia

Đồng thời, việc dùng công nghệ số bao trùm khá nhiều vấn đề - bao gồm chính sách về sử dụng trí tuệ nhận tạo, phân tích dữ liệu lớn, bảo vệ thông tin cá nhân. 

Nguyên tắc của Singapore về thúc đẩy công bằng, trách nhiệm, đạo đức và minh bạch trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu trong lĩnh vực tài chính là một trong những ví dụ sinh động nhất.

Đổi mới, sáng tạo trong công nghệ điều tiết và giám sát sẽ tăng

Lợi ích của công nghệ điều tiết rất rõ ràng: Nó làm tăng mức độ minh bạch trong hoạt động và báo cáo của doanh nghiệp và các tổ chức liên quan trong thị trường. Đồng thời, nó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi đáp ứng các yêu cầu về pháp lí. Theo hướng tư duy ấy, công nghệ giám sát sẽ ngày càng phát triển. 

Phân tích dữ liệu sâu bằng cách ứng dụng những thuật toán dựa trên công nghệ Máy học và trí tuệ nhân tạo sẽ giúp chúng ta phát hiện những hành động vi phạm và những xu hướng tiêu cực trong hoạt động của doanh nghiệp. 

Một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn của công nghệ điều tiện là sự chuyển đổi các yêu cầu pháp lí thành dạng mà máy tính có thể đọc để tự động hóa qui trình kiểm soát và cập nhất thông tin quản lí. 

Hiện tại, những công nghệ ấy khá đắt và khó tiếp cận đối với các thành phần trong thị trường. tuy nhiên, những giải pháp ấy sẽ tiếp tục phát triển, lan rộng và trở thành nhu cầu thiết yếu trong tương lai gần.

Nhạc Phong

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.