|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Dọn dẹp sở hữu chéo tín dụng: Bắt đầu từ đâu?

07:56 | 07/08/2017
Chia sẻ
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Nhà nước nên thoái toàn bộ vốn ở các ngân hàng thương mại.
don dep so huu cheo tin dung bat dau tu dau Thống đốc Lê Minh Hưng: Sở hữu chéo gây rủi ro, bất ổn cho hệ thống
don dep so huu cheo tin dung bat dau tu dau Chính phủ yêu cầu kiểm soát, ngăn ngừa sở hữu chéo và thao túng hoạt động TCTD
don dep so huu cheo tin dung bat dau tu dau Tham gia tái cơ cấu được phép sở hữu chéo?

Quyết tâm đã nhiều năm nhưng...

Bàn về quyết tâm dọn dẹp sở hữu chéo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chuyên gia tài chính-ngân hàng - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc NHNN quyết tâm là rất tốt và đã có từ nhiều năm nay nhưng vấn đề sở hữu chéo vẫn cứ dai dẳng. Nguyên nhân nằm ở chỗ:

Thứ nhất, việc thoái vốn không dễ dàng. Nếu thoái vốn thì nhà đầu tư phải tìm được người mua lại cổ phần của mình chứ không thể trả lại vốn đó cho ngân hàng mình đã đầu tư. Giá bán cổ phần ít nhất phải bằng giá mà nhà đầu tư mua trước đây. Nếu giá trên thị trường xuống dưới mức giá mà nhà đầu tư mua trước đây thì thoái vốn sẽ bị lỗ.

Thị trường tài chính hiện nay không còn thuận lợi như cách đây 10 năm, gây trở ngại cho việc thoái vốn.

Thứ hai, mục tiêu của sở hữu chéo là nhà đầu tư muốn có quyền lực qua việc sở hữu tại nhiều tổ chức kinh tế, cũng như một ngân hàng muốn đầu tư vào các ngân hàng khác với mong muốn mở rộng thị trường và quyền lực của mình.

don dep so huu cheo tin dung bat dau tu dau
TS Nguyễn Trí Hiếu

Thoái vốn có nghĩa là các nhà đầu tư phải chấp nhận thu gọn lại quyền lực về mặt kinh tế, thị trường, xã hội của mình. Trước đây, nhà đầu tư đã có chân rết ở chỗ này, chỗ kia và những vị trí mang tính quyền lực, có thể kiểm soát được nhiều tổ chức tín dụng. Giờ thu gọn lại, không những họ mất đi quyền lực mà còn mất đi cơ hội để làm ăn. Vì thế, đây là điều rất khó thực hiện.

Thứ ba, thông tin minh bạch là vấn đề rất lớn. Cách đây 4 năm, NHNN chỉ đạo thành viên HĐQT, cổ đông của các ngân hàng phải khai báo những người có liên quan đến mình và số cổ phiếu những người đó nắm giữ nhưng đến nay đây vẫn là vấn đề lớn. Nếu không có quy định và xử lý pháp luật chặt chẽ thì việc minh bạch các thông tin đó sẽ không được thực hiện một cách rốt ráo.

"Giải quyết lợi ích nhóm bắt buộc phải làm triệt để. Nếu ngân hàng Việt Nam còn chấp nhận sở hữu chéo thì vẫn ở trong tình trạng có những cá nhân, tổ chức có khả năng lũng đoạn thị trường và gây ra thiệt hại.

Có ông chủ ngân hàng có thể vay tổ chức tín dụng cả chục nghìn tỷ đồng là điều không thể tưởng tượng được. Họ làm được như vậy là vì có những chân rết ở ngân hàng và có quyền lực làm chuyện đó. Đây là tệ nạn trong hệ thống ngân hàng phải giải quyết.

Do đó, quyết tâm của NHNN là phù hợp, nhưng quan trọng là việc thực hiện như thế nào.

Nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam muốn tiến xa trong hệ thống tài chính thế giới thì sở hữu chéo, đầu tư chéo, nhóm lợi ích lợi dụng vị trí của họ để lũng đoạn ngân hàng phải bị triệt tiêu. Từ đó, ngành ngân hàng mới được quản trị và quản lý một cách lành mạnh hơn, đi đến một hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế, theo Basel 2, đi vào trong hệ thống mà vấn đề quản trị doanh nghiệp được thực hiện đúng mực.

Với sở hữu chéo, dù cho hệ thống ngân hàng đi vào Basel 2, Basel 3 thì tất cả sổ sách cũng không được minh bạch, những người ở trong vị trí như thế vẫn tìm cách này hay cách khác để tránh né các quy định theo Basel", TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích.

Cũng theo vị chuyên gia, nợ xấu có mối liên quan hữu cơ với sở hữu chéo. Theo đó, nếu không có sở hữu chéo thì ngân hàng khi cho vay sẽ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hoặc quy định nội bộ.

Chẳng hạn, nếu không có sở hữu chéo, lợi ích nhóm, ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ việc cho một doanh nghiệp vay không quá bao nhiêu % vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Tuy nhiên, khi có sở hữu chéo, tạo ra quyền lực cho một số thành viên trong HĐQT, họ có thể lách những quy định đó một cách dễ dàng.

Họ lập ra các công ty con và các công ty đó vay ngân hàng, mà sự thật là những công ty con đó nằm trong tay 1 người.

"Rõ ràng vì có sở hữu chéo, nhà đầu tư nắm trong tay các công cụ tài chính nên việc vay vượt quy định là rất dễ dàng, từ đó dẫn đến nợ xấu.

Xử lý nợ xấu, sở hữu chéo sẽ gây ra thiệt hại cho ngành ngân hàng, những sai phạm sẽ làm tổn thương đến hệ thống chính trị, kinh tế, tài chính và xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, đó là liều thuốc đắng Việt Nam phải chấp nhận uống để hệ thống ngân hàng đi vào một quỹ đạo lành mạnh", TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Đại phẫu toàn diện

TS Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, nhìn chung, các quy định pháp luật liên quan đến sở hữu chéo, quản trị, điều hành đã đầy đủ, nhưng vấn đề là thực thi những quy định đó như thế nào.

"Nếu ngân hàng không tự ý thức được vấn đề sở hữu chéo và tổn hại của nó gây ra cho ngành ngân hàng thì cuối cùng, luật vẫn là luật và thực tế vẫn không giải quyết được.

Khi tự nhận thức được, ngân hàng phải đưa ra những chính sách, kế hoạch xử lý vấn đề sở hữu chéo", ông chỉ rõ.

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.