|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh số tiêu thụ tháng 6 của Sao Ta cao nhất từ đầu năm

07:54 | 03/07/2023
Chia sẻ
Doanh số tiêu thụ tháng 6 của Sao Ta ước đạt 443 tỷ đồng, xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng có doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay.

CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với doanh số tiêu thụ khoảng 86,7 triệu USD (2.063 tỷ đồng), giảm 20% so với 6 tháng năm 2022.

Tính riêng tháng 6, doanh số tiêu thu đạt 18,6 triệu USD (443 tỷ đồng) xấp xỉ so với cùng kỳ và là tháng có doanh số cao nhất từ đầu năm đến nay. Do đó, Sao Ta dự báo "tháng 6 là khởi đầu giai đoạn tăng tốc về sau".

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ Sao Ta.

Sao Ta cho biết, 6 tháng đầu năm, công ty đã sản xuất 9.402 tấn tôm đông lạnh, 968 tấn nông sản đông lạnh giảm lần lượt 14%, 24% so với cùng kỳ.

Hiện tại, công ty đang thả nuôi tôm khu mới (Vinafarm), việc thả nuôi dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 7 cho cả khu mới lẫn vụ 2 cho khu cũ (Tanafarm). Song, việc thả nuôi khu mới có chậm so kế hoạch do thiếu nguồn tôm giống sạch bệnh.

Trong một chia sẻ hồi tháng 5, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Sao Ta cho biết, từ đầu năm đến nay, các ao nuôi tôm bị dịch bệnh tấn công khiến tôm chậm lớn và bị thiệt hại đầu con. Gần đây nhất là giá tôm thương phẩm giảm giá hàng ngày, thậm chí có ngày giảm tới ba lần. 

"Giá tôm tiêu thụ giảm, sức mua các thị trường lớn trên thế giới chậm, cộng thêm tôm bị bệnh. Tất cả yếu tố tiêu cực này đang có sự cộng hưởng khiến các bên tham gia chuỗi giá trị con tôm đều như ngồi trên đống lửa", ông Lực thông tin. 

Ngoài ra, theo ông Lực cũng cho biết, tồn kho các thị trường lớn tuy có giảm nhưng không mạnh. Các đầu mối nhập khẩu, phân phối phải bán giá thấp để nhanh chóng quay vòng vốn. Đây là một yếu tố tác động không nhỏ làm giá tiêu thụ giảm. 

 Số liệu: Tổng Cục Hải quan, VASEP (H.Mĩ tổng hợp).

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu tôm của Việt Nam ước đạt 341 triệu USD ) trong tháng 6, giảm 18% so với cùng kỳ. Lũy kế nửa đầu năm, xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với nửa đầu năm 2022.

VASEP cho rằng, các thị trường nhập khẩu chính của thủy sản như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản đang bị chi phối bởi 2 yếu tố chính lạm phát và tồn kho.

Tuy nhiên, lượng tồn kho đang được giải tỏa dần ở các thị trường, nhu cầu dự báo sẽ tăng trở lại trong nửa cuổi năm.

Còn trong một báo cáo phân tích về Sao Ta hồi tháng 5, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo, quý II là thời điểm doanh thu xuất khẩu tôm của Sao Ta chạm đáy do sức cầu yếu. Song, sự phục hồi sẽ diễn ra vào nửa cuối năm khi nhu cầu thực phẩm cho mùa lễ hội gia tăng.

Lâm Anh

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.