|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm 19% trong quí I/2020

09:24 | 18/04/2020
Chia sẻ
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 17/4 thông báo doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng ở nước này trong quí I/2020 giảm 19% so với cùng kì năm trước do dịch COVID-19 bùng phát.
Doanh số bán lẻ của Trung Quốc giảm 19% trong quí I/2020 - Ảnh 1.

Người dân mua thực phẩm tại siêu thị ở Trịnh Châu, tỉnh Hải Nam, ảnh: THX/TTXVN

Theo NBS, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng, một chỉ số quan trọng của tăng trưởng tiêu dùng, tăng nhẹ trở lại sau khi giảm 20,5% trong hai tháng 1-2/2020.

Trong tháng Ba, doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng đạt 2,645 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT) tương đương khoảng 374 tỷ USD, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh số bán lẻ tại khu vực nông thôn Trung Quốc trong quý I vừa qua giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước, trong lúc doanh số bán lẻ tại thành thị giảm 19,1%.

Doanh số bán lẻ suy giảm trong quý I/2020 do các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 khiến hầu hết người dân Trung Quốc ở nhà, trong lúc các cửa hàng và nhà hàng đóng cửa trong suốt ba tháng qua.

Đặc biệt, NBS nhấn mạnh doanh thu của ngành dịch vụ ăn uống, một trong những ngành bị thiệt hại trầm trọng nhất bởi dịch COVID-19, trong quý I/2002 đã giảm tới 44,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý I/2020, doanh thu bán hàng trực tuyến (online) vẫn tương đối ổn định khi chỉ giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, do người tiêu dùng chuyển sang mua sắm hàng online khi phải ở nhà.

Doanh thu bán các sản phẩm hiện vật trực tuyến trong quý I tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,85 nghìn tỷ NDT và chiếm tới 23,6% tổng doanh thu bán lẻ trong quý đầu năm nay.

Số liệu của NBS còn cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong quý I/2020 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, mức tồi tệ nhất trong gần 30 năm.

Như Huỳnh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.