|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Doanh nghiệp Nhật dùng 'mưu hèn kế bẩn' để ép người lao động ở lại làm việc

21:16 | 26/09/2018
Chia sẻ
Có những người nhân viên muốn chuyển việc nhưng phải đối diện với tình trạng bạo hành hoặc xúc phạm bởi chính những người chủ của họ, theo thông tin từ một số tổ chức lao động vùng.
doanh nghiep nhat dung muu hen ke ban de ep nguoi lao dong o lai lam viec Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư gần triệu USD đón đầu công nghiệp ô tô tại Việt Nam
doanh nghiep nhat dung muu hen ke ban de ep nguoi lao dong o lai lam viec Doanh nghiệp Nhật xếp hàng rời sản xuất sang Đông Nam Á
doanh nghiep nhat dung muu hen ke ban de ep nguoi lao dong o lai lam viec
Ảnh: Nikkei

Tình trạng thiếu lao động tại Nhật tác động nặng nề đến nhiều doanh nghiệp, thế nhưng nạn nhân của tình trạng này trong nhiều trường hợp không phải những ông chủ mà chính là những người nhân viên công ty, theo bài báo mới đây được Nikkei đăng tải.

Hiện đang xuất hiện ngày một nhiều thông tin cho thấy có những người nhân viên muốn chuyển việc nhưng phải đối diện với tình trạng bạo hành hoặc xúc phạm bởi chính những người chủ của họ, theo thông tin từ một số tổ chức lao động vùng.

Chiến lược này đặc biệt phổ biến ở những công ty nhỏ ở các vùng nông thôn, và nó đang khiến người ta thay đổi cách nhìn về truyền thống việc làm trọn đời.

Năm tài khóa 2017, tổ chức lao động trên toàn quốc đã nhận được 38.954 lời phàn nàn về việc nhiều người lao động bị gây sức ép để tiếp tục làm việc.

8 năm trước đây, vào năm tài khóa 2009, xu thế trái ngược đã diễn ra. Khi đó số lượng những lời phàn nàn cao gấp 4 lần, nhưng có nguyên nhân từ việc người lao động bị sa thải vô lý chứ không phải vì bị ép tiếp tục làm việc.

Tình trạng này xảy ra trên khắp nước Nhật, tỉnh Yamagata trên đảo Honshu là nơi xuất hiện nhiều nhất những lời phàn nàn từ người lao động; đứng ở vị trí thứ 2 chính là tỉnh Miyazaki thuộc đảo Kyushu.

Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, việc gây áp lực ép người lao động tiếp tục làm việc bị coi như trái luật. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn lạm dụng chiêu thức này để ép người lao động tiếp tục làm việc cho họ. Tình trạng này đặc biệt trở nên tồi tệ trong 2 năm gần đây khi mà kinh tế hồi phục, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển vì vậy họ cần nhiều lao động.

Ví như tại trường hợp Tokyo, một nhân viên bán hàng 25 tuổi làm việc tại một tổ chức môi giới cho biết cô ấy muốn nghỉ việc tại công ty hiện tại sau khi tìm được công việc với mức lương cao hơn. Thế nhưng cuối cùng ông chủ của cô từ chối không ký giấy cho cô nghỉ việc, nói rằng cô không được phép nghỉ.

Trong 2 tuần, ông chủ của cô không buông tha cho cô. Cuối cùng, cô phàn nàn sang bộ phận quản lý, nhưng ngay cả như vậy, việc nghỉ việc của cô chỉ có thể hoàn tất 1 tháng sau đó.

Xem thêm

Trung Mến