|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Doanh nghiệp loay hoay tìm lao động 'xanh' sau khi mở cửa kinh tế

11:21 | 02/10/2021
Chia sẻ
Hiện nay, TP HCM và nhiều tỉnh lân cận đang từng bước cho doanh nghiệp sản xuất ở các vùng xanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang đau đầu vì thiếu lao động được tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Doanh nghiệp đau đầu vì lao động xanh

TP HCM nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 từ ngày 1/10 và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương đang từng bước cho doanh nghiệp sản xuất ở các vùng xanh. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay tìm kiếm lao động được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19.

Tại tọa đàm "Nguồn nhân lực lao động cho TP HCM và các tỉnh lân cận sau đại dịch", ông Nguyễn Chánh Phương, Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM cho biết ngành gỗ tại TP HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai với hơn 130.000 người lao động chưa được tiêm vắc xin khiến việc mở lại nhà máy của các doanh nghiệp gỗ gặp nhiều khó khăn.

Việc tìm kiếm nguồn vắc xin để tiêm cho người lao động là vấn đề cấp bách nhất bởi đơn hàng xuất khẩu còn rất nhiều.

Doanh nghiệp loay hoay tìm lao động 'xanh' sau khi mở cửa kinh tế - Ảnh 1.

Hơn 130.000 người lao động ngành gỗ chưa được tiêm vắc xin. (Ảnh: BIFA)

Không chỉ riêng ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực da giày cũng đang đau đầu về vấn đề lao động xanh (lao động đã được tiêm 2 mũi vắc xin).

Trao đổi với người viết, bà Dương Bội Nghi, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ & xây dựng Kim Thành (Tây Ninh) cho biết lao động phải được tiêm 2 mũi vắc xin là một trong những điều kiện để doanh nghiệp khôi phục 100% công suất.

Nhà máy da Kim Thành chỉ có 60 lao động vì chủ yếu áp dụng công nghệ, máy móc. Công ty trả lương và đáp ứng đầy đủ cho nhân viên nên hầu hết họ đều xác định gắn bó lâu dài với công ty, ngay cả trong thời buổi dịch bệnh.

"Tuy nhiên, công nhân của da Kim Thành ở Trảng Bảng chưa được tiêm mũi vắc xin nào vì phải ưu tiên cho điểm nóng TP HCM.

Bên cạnh đó, việc quy định mở cửa doanh nghiệp sau Chỉ thị 16 chưa rõ ràng khiến da Kim Thành không biết đường nào mà lần, nhận đơn hàng cũng chết, không nhận đơn hàng cũng chết".

Theo ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp KCN TP HCM kể từ khi TP giãn cách xã hội, chỉ có 700 trong 1.500 doanh nghiệp, nhà máy có thể áp dụng 3 tại chỗ.

 TP HCM có 1500 nhà máy, doanh nghiệp lớn, trong đó có 700 nhà máy áp dụng "3 tại chỗ" với 70.000 công nhân để tiếp tục sản xuất. Trong số 800 doanh nghiệp đóng cửa thì có nhiều doanh nghiệp có những hình thức giữ chân người lao động như trả lương tối thiểu cho công nhân dù nghỉ làm việc.

Sau khi TP nới giãn cách, hiện đã có nhiều doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện để hoạt động trở lại. Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục muốn mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động.

"Hiện có khoảng 43.000 công nhân đang sinh sống quanh khu vực Đông Nam Bộ đã được TP HCM tiêm mũi 1 vắc xin đủ 12 tuần. Nếu không được tiêm tiếp mũi 2 sẽ hết hạn.

Tiêm vắc xin là tốt nhất để phục hồi lại thị trường lao động. Chính vì vậy đề nghị tiêm vắc xin mũi 2 cho số lao động này để họ được cấp thẻ xanh để phục vụ sản xuất", ông Bé nói.

Chia sẻ về điều này, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội) cho biết các địa phương cần xác định việc phục hồi sản xuất và tiêm vắc xin là mục tiêu trọng điểm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế và thị trường lao động.

Bên cạnh đó, việc tiêm vắc xin phải gắn liền với việc cấp chứng nhận thẻ xanh để mỗi người lao động đã được tiêm vắc xin phải được cấp mã di chuyển an toàn.

Có như vậy thị trường lao động mới được lưu thông trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Lao động không muốn ở lại TP

Ngoài vấn đề tìm kiếm, phủ sóng lao động "xanh", nhiều doanh nghiệp đang thiếu nhân sự trầm trọng vì người lao động đã bỏ về quê hoặc không muốn ở lại TP.

Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM, Tổng Giám đốc CTCP XNK Nam Thái Sơn cho biết sau khi khảo sát nhân sự 300 doanh nghiệp sản xuất công nghệ phụ trợ và các sản phẩm kỹ thuật ghi nhận khoảng 60% lao động không muốn trở lại làm việc sau khi mở cửa.

Nguyên nhân bởi phần lớn công nhân sống ở các xóm trọ, không gian sống chật hẹp, tạm bợ, không thể đảm bảo 5K và phát sinh rất nhiều F0, F1 trong thời gian giãn cách.

Do đó, nhiều lao động muốn về quê, nhất là nhóm lao động tự do, chiếm 70-80% lao động của các tỉnh, thành.

Những lao động này không được mua bảo hiểm, việc tiếp cận công nghệ cũng chậm, việc tiêm vắc xin cũng đi sau các nhóm lao động khác khiến họ không mặn mà ở lại TP trong bối cảnh khó khăn này.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương Binh & Xã hội TP HCM cho biết TP có trên 470.000 doanh nghiệp đang đăng ký hoạt động, trong đó trên 15.000 doanh nghiệp FDI với trên 3,2 triệu công nhân.

Tuy nhiên, trong 5 tháng qua, chỉ có 70 doanh nghiệp hoạt động "3 tại chỗ" với 600.000 lao động, trong đó 1,7 triệu lao động phải tạm nghỉ việc, giãn việc không hưởng lương.

Ở TP HCM, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% nên lượng lao động bị ảnh hưởng rất lớn, nhất là ngành may mặc, giày da, dịch vụ thương mại, giao thông. Hầu hết các doanh nghiệp chịu không nổi, nhiều doanh nghiệp phá sản.

Theo bà Tiêu Yến Trinh, Tổng Giám đốc Công ty Talentnet Corporation, lương thưởng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp giữ chân người lao động trong bối cảnh hiện nay. Doanh nghiệp nên chi trả lương thưởng xứng đáng, đảm bảo an sinh để tạo động lực cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, người lao động rất quan tâm đến sức khoẻ nên doanh nghiệp cần đầu tư vào vấn đề này, chẳng hạn như dịch vụ bác sĩ riêng cho người lao động. Doanh nghiệp nên lắng nghe ý kiến của người lao động trước khi ban hành các chính sách về phúc lợi.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.