|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Doanh nghiệp khó thu hút người tiêu dùng trở lại dù mức tăng giá ít hơn

20:20 | 26/10/2023
Chia sẻ
Các nhà sản xuất hàng tiêu dùng như Unilever và Nestle đã làm các nhà đầu tư thất vọng với doanh số bán hàng yếu kém trong quý III/2023, nhưng điều đó có thể thay đổi trong những tháng tới khi giá tăng vừa phải.

Nhiều công ty đã tăng giá bán kể từ đại dịch COVID-19 để bù đắp cho chi phí cao hơn, thúc đẩy một số người mua hàng tìm kiếm những mặt hàng có giá ưu đãi tốt hơn. Doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn trở nên tồi tệ hơn sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, dẫn đến một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Các nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ và châu Âu trong năm nay đã bày tỏ lo ngại về mức giá cao của các công ty hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, ngay cả khi đưa giá về mức vừa phải, chưa chắc các doanh nghiệp đã thu hút được tiêu dùng quay trở lại.

Richard Saldanha, nhà quản lý danh mục đầu tư của Aviva, cho biết các công ty cần phải làm nhiều hơn nữa để thuyết phục các nhà đầu tư rằng doanh số bán hàng có thể tăng trưởng trở lại.

Ngày 26/10, Unilever đã công bố mức tăng trưởng doanh thu trong quý III/2023 như kỳ vọng của thị trường sau khi tăng giá với tốc độ chậm hơn. Trong khi cùng ngày Nestle, nhà sản xuất thực phẩm đóng gói lớn nhất thế giới, công bố tăng trưởng doanh thu trong 9 tháng thấp hơn dự kiến do giá sản phẩm cao hơn khiến người mua hàng chùn bước.

Tương tự, nhà sản xuất chất tẩy rửa Tide P&G trong tháng này cũng báo cáo doanh số bán hàng yếu, nhưng cho biết điều này đang ổn định và sẽ bắt đầu tăng.

Cổ phiếu của Reckitt cũng giảm khoảng 2% khi nhà sản xuất sản phẩm tẩy rửa Dettol và Lysol ngày 25/10 công bố doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng khi khối lượng giảm.

Tineke Frikkee, Giám đốc danh mục đầu tư của Waverton Investment Management, cho biết kết quả kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thiết yếu quý III không quá ấn tượng, dù cho giá tăng ít hơn so với trước đây.

Một điểm sáng của mùa thu nhập là Danone đã nâng dự báo doanh thu năm 2023, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo về lợi nhuận hoạt động ở mức vừa phải.

Minh Hằng (Theo Reuters)

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.