|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Doanh nghiệp địa ốc 'thâu tóm' đất vàng: kẻ lời nghìn tỷ, người 'mắc nghẹn'

19:00 | 22/03/2018
Chia sẻ
Trong làn sóng thâu tóm đất vàng, không phải DN địa ốc nào cũng hưởng quả ngọt. Không ít DN đã phải "mắc nghẹn" nhiều năm khi mua được một khu đất đắc địa nhưng lại không phải là đất "sạch".
doanh nghiep dia oc thau tom dat vang ke loi nghin ty nguoi mac nghen CapitalLand kiếm lời trước mắt bao nhiêu từ việc thâu tóm lô 'đất vàng, đất sạch' 9.000 m2 Hồ Tây?
doanh nghiep dia oc thau tom dat vang ke loi nghin ty nguoi mac nghen Cựu Tổng Giám đốc 9x bán hơn nửa cổ phần của Hiền Đức Tây Hồ cho CapitaLand là ai?
doanh nghiep dia oc thau tom dat vang ke loi nghin ty nguoi mac nghen Cận cảnh khu đất vàng gần 9.000 m2 giáp Hồ Tây vừa thuộc về tay 'ông lớn' CapitaLand

CapitaLand mới đây cho biết đã thâu tóm thành công khu đất vàng 9.000m2 trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội, thông qua hình thức chi 30 triệu USD (tương đương hơn 660 tỷ đồng) để mua 99,49% cổ phần của Công ty Cổ phần Hiền Đức Hồ Tây – Chủ sở hữu khu đất, để nắm thương quyền phát triển dự án nằm trên khu đất vàng này.

Địa chỉ khu đất tại lô D7, khu 18,6 ha Dự án đấu giá quyền sử dụng đất phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Lô đất có một mặt nằm ngay mặt tiền đường Lạc Long Quân, hai mặt khác nằm trên mặt tiền hai ngõ 675 và 677 cũng thuộc đường Lạc Long Quân. Khu đất nằm ngay gần hồ Tây, từ đó đi ra khu vực bờ hồ khoảng 100 m, chỉ mất một vài phút đi bộ.

doanh nghiep dia oc thau tom dat vang ke loi nghin ty nguoi mac nghen
Khu đất vàng 9.000m2 quây tôn trên đường Lạc Long Quân vừa thuộc về tay CapitalLand. Ảnh: Linh Lê.

Với giá trị thực tế hiện tại của khu đất này theo định giá của Gachvang.com thì mỗi m2 dất tại dây dao động từ 151 triệu đến 165 triệu đồng. Tính ra, lô đất vàng diện tích 9.000 m2 mà CapitalLand vừa thâu tóm hiện có giá trị từ 1.359 tỷ đồng đến 2.385 tỷ đồng.

Như vậy, nếu so với giá trị thực tế của khu đất vàng Hồ Tây này thì vụ nhận chuyển nhượng khu đất đã giúp CapitalLand kiếm được món lời trước mắt hơn 700 tỷ đồng tới hơn 1.500 tỷ đồng.

Và điều quan trọng hơn đó là khu đất kia hiện là “đất sạch”, không có vướng mắc gì liên quan tới việc giải phóng mặt bằng hay đền bù.

Rất nhiều doanh nghiệp đã hưởng “mật ngọt” chỉ với việc thâu tóm, mua lại các khu đất vàng để phát triển dự án hoặc bán lại. Tuy nhiên, không phải đại gia địa ốc nào khi mua bán, chuyển nhượng đất vàng cũng được hưởng “quả ngọt” suôn sẻ như vậy. Thực tế cho thấy không ít doanh nghiệp bất động sản đã phải nếm “trái đắng” hoặc “mắc nghẹn” nhiều năm khi mua được một khu đất vàng giữa Hà Nội hay TP HCM chỉ vì vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng.

Trường hợp dự án Tản Đà - Hàm Tử hay còn gọi là dự án Charmington Plaza mà TTC Land (tên mới của Công ty CP địa ốc Sài Gòn – Sacomreal) nhận chuyển nhượng 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hùng Anh Năm - chủ sở hữu dự án để thâu tóm khu đất dự án tọa lạc là một ví dụ.

Dự án Charmington Plaza nằm trên khu đất có diện tích 5.077m2 với ba mặt tiền tại giao lộ Tản Đà – Hàm Tử - Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5, TP HCM. Đây được xem là khu đất vàng của TP HCM bởi vị trí đắc địa ngay trung tâm kinh doanh sầm uất lâu đời của người Hoa.

doanh nghiep dia oc thau tom dat vang ke loi nghin ty nguoi mac nghen
Dự án Charmington Plaza chưa giải phòng mặt bằng xong. Ảnh: Dân Việt.

Cuối năm 2017, Sacomreal cho biết dùng 488 tỷ đồng thu được từ phát hành cổ phiếu tăng vốn để nhận chuyển nhượng 100% vốn điều lệ từ công ty sở hữu dự án. Dự kiến, Sacomreal sẽ thu lại 900 tỷ đồng tiền lời trong thương vụ mua lại dự án Charmington Plaza này.

Tuy nhiên, một vấn đề phát sinh tại dự án này đó là việc giải phóng mặt bằng, bồi thường tại đây vẫn chưa được hoàn thành. Nguyên nhân là vẫn còn 5 trên tổng số 57 hộ gia đình sinh sống trong đất của dự án vẫn chưa chịu di dời, do chê mức giá đền bù thấp hơn mong muốn.

Thậm chí, báo chí thông tin, hồi cuối tháng 2/2018, tại khu đất đã xảy ra tranh chấp, đổ máu giữa nhóm thanh niên đến giải phóng mặt bằng và những hộ dân còn lại trong dự án cố gắng ngăn cản việc di dời.

Đến nay, tranh chấp vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa. TTC Land vẫn chưa thể khởi công xây dựng dự án trên khu đất này, và tất nhiên càng không dễ có được 900 tỷ đồng tiền lời dự kiến khi thâu tóm khu đất.

Trường hợp vướng mắc, tranh chấp trong giải phóng mặt bằng đất vàng gây xôn xao dư luận nhất phải kể tới dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP HCM). Đây là một trong những dự án trọng điểm, quy mô lớn nhất của Quốc Cường Gia Lai.

Ngày 15/10/2016, để có tiền trả nợ, QCG đã ký với Công ty Cổ phần Đầu tư Sunny Island (sau đây gọi tắt là Sunny Island) một biên bản thỏa thuận ghi nhớ. Theo đó QCG sẽ chuyển nhượng cho Sunny Island 100% quyền sở hữu trong một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển.

Đáp lại, QCG nhận ứng trước 50 triệu USD từ Sunny (số tiền sẽ được dùng để cấn trừ vào giá trị chuyển nhượng trong tương lai), và dùng số tiền đó trả nợ đến hạn đối với BIDV.

doanh nghiep dia oc thau tom dat vang ke loi nghin ty nguoi mac nghen
Một góc khu đất của dự án Phước Kiển. Ảnh: Internet.

Hợp đồng kéo dài một năm và theo lời bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT QCG , điều khoản hợp đồng có ghi: "Nếu đến tháng 10/2017, không giải tỏa xong dự án Phước Kiển thì đối tác Sunny sẽ lấy hết khu đất này hoặc QCG sẽ phải đền cho đối tác 100 triệu USD".

Sau khi QCG nhận 50 triệu USD từ Sunny Island, trên thị trường có nhiều đồn đoán cho rằng QCG đã chuyển nhượng dự án Phước Kiển cho Sunny Island. Trước thông tin này, ngày 29/6, tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2017 của QCG, bà Nguyễn Thị Như Loan khẳng định cho đến thời điểm hiện tại, QCG chưa đặt bút ký chuyển nhượng dự án Phước Kiển với Tập đoàn Sunny Island mà chỉ mới đàm phán.

Giới kinh doanh địa ốc cho rằng, nếu nhận chuyển nhượng lại dược dự án Phước Kiển, Sunny Island sẽ kiếm được một khoản lời “béo bở” trong tình cảnh đất vàng khan hiếm như hiện nay. Tuy nhiên, mọi chuyện chỉ suôn sẻ nếu khu đất tại dự án Phước Kiển này đã hoàn thành xong việc giải phóng mặt bằng.

Thực tế, sau khi triển khai gần 9 năm ròng rã, QCG vẫn chưa thể hoàn tất khâu pháp lý tại dự án này. Hiện tại, dự án Phước Kiển đã đền bù 95%, tương ứng 86ha. Tuy nhiên, do diện tích mở rộng khiến tỷ lệ đền bù đến nay giảm về còn 92%, còn 8% vướng mắc.

Trong số 8% vướng mắc, có 4% là do người dân đòi giá đền bù quá cao, nên vẫn đang trong quá trình thương lượng; 4% còn lại là đất công nhưng nhiều năm trước đó đã bị chiếm dụng bởi người dân nên hiện QCG gặp nhiều khó khăn để đền bù.

Bà Loan cho biết tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2017 của QCG, để giải tỏa phần đất này, người dân đòi định cư tại khu Nhà Bè. Theo đó, QCG hiện đang đàm phán mua lại đất tại khu Nhà Bè để đền bù, hiện công ty đã mua được khoảng 70%.

"QCG đã phải đi mua 1 lô đất gần kề để di dời số hộ dân này đến đó sinh sống theo đúng diện tích hiện hữu của dân trên phần đất thuộc dự án Phước Kiển. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì QCG không thể nào thực hiện được nhanh chóng các công đoạn này. Nếu không giải quyết tốt thì QCG phải mất tiền đền bù hai lần, mà đa phần đất này người dân mua hoàn toàn bằng giấy viết tay", bà Loan cho biết thêm.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Hà

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.