Theo Bộ Công Thương, giải pháp mua với giá 0 đồng trong trường hợp phát lên lưới điện quốc gia là cần thiết và phù hợp, vừa khuyến khích loại hình điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu vừa ngăn chặn được hiện tượng trục lợi chính sách.
Việt Nam hiện là quốc gia dẫn đầu ASEAN về tổng công suất lắp đặt năng lượng tái tạo và phát triển dự án. Nhưng nếu không tăng được tỷ lệ nội địa hoá, nền sản xuất sẽ lại một lần nữa bị phụ thuộc quá nhiều vào doanh nghiệp nước ngoài giống như những câu chuyện của ngành ô tô hay điện tử.
Các đối tác cam kết huy động nguồn lực ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3-5 năm tới để giải quyết nhu cầu cấp bách về chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam.
Bộ Công Thương cho biết tính đến ngày 25/8 đã có 79/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ đàm phán giá điện với EVN. Trong đó chỉ có 20/85 dự án được phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại.
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng các ngành công nghiệp pin quang điện mặt trời (PV), pin và xe điện hai bánh đang phát triển của Đông Nam Á mang lại cơ hội doanh thu ước tính 90 - 100 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương vừa có văn bản 5068/BCT-TTB gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về thực hiện kết luận thanh tra số 1027/KL-TTCP ngày 28/4/2023 của Thanh tra Chính phủ về chấp hành pháp luật trong Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh.
UBND tỉnh Cà Mau đã trình Bộ Công Thương thẩm định, mục tiêu xuất khẩu điện từ năng lượng tái tạo đến năm 2031 là 2.000 MW, đến năm 2035 là 3.000MW, đến năm 2040 là 5.000 MW.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết công suất năng lượng tái tạo toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 107 GW lên hơn 440GW vào năm 2023 - nhiều hơn tổng công suất điện của Đức và Tây Ban Nha cộng lại.
Tăng cường phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) là giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu than để sản xuất điện.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, địa phương có gần 25 dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đã được Thủ tướng, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực đảm bảo đủ điều kiện triển khai đưa vào vận hành giai đoạn 2022 - 2025.
Các nhà đầu tư cho rằng ngành điện, đặc biệt là năng lượng tái tạo ở Việt Nam là miếng bánh hấp dẫn. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại rủi ro cao khi chính sách giá chưa rõ ràng, chính sách đầu tư thiếu ổn định, khó huy động vốn...
Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng do thời gian phát triển các dự án điện mặt trời mái nhà rất ngắn nên Bộ Công Thương chưa có điều kiện để kiểm tra đồng bộ, chấn chỉnh kịp thời.
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ không khởi xướng điều tra chống lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với pin năng lượng mặt trời của Việt Nam.
Theo các chuyên gia cơ cấu năng lượng trong 10 năm tới sẽ thay đổi do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cũng như điều chỉnh các chính sách và sự bền vững khi hồi phục.
Trong một buổi làm việc cuối tháng 4, Samsung đã đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ Samsung Việt Nam tham gia chương trình thí điểm cơ chế DPPA (cơ chế mua bán điện trực tiếp) từ các dự án điện tái tạo của Việt Nam.