Diễn đàn Châu Á Bác Ngao: Chủ tịch Trung Quốc cam kết mở cửa và giảm thuế nhập khẩu
Trung Quốc: Dự trữ ngoại hối tăng trở lại nhờ nhân dân tệ tăng giá | |
Mỹ cần Trung Quốc hơn Trung Quốc cần Mỹ? |
Trong kế hoạch “mở cửa” này, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ giảm “đáng kể” thuế nhập khẩu ô tô và hàng rào thuế quan đối với nhiều mặt hàng khác, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp của doanh nghiệp nước ngoài và cải thiện môi trường đầu tư.
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao. Nguồn: Bloomberg. |
Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) – được xem là “Diễn đàn Davos của châu Á”, giữa lúc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục đánh thuế “ăn miếng trả miếng” lên hàng nhập khẩu của nhau.
Trong bài phát biểu, ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ tiên phong thúc đẩy nhập khẩu và “làm hết sức” để nhập khẩu các sản phẩm mà người dân có nhu cầu.
“Trung Quốc không muốn thặng dư thương mại. Chúng tôi thật sự mong muốn thúc đẩy nhập khẩu và tái cân bằng cán cân thanh toán quốc tế với tài khoản vãng lai hiện tại”, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu tại BFA.
Bên cạnh đó, ông Tập cho rằng Trung Quốc là quốc gia đang bị nhiều nước áp đặt các rào cản thương mại bất bình đẳng. “Chúng tôi hy vọng các nước phát triển sẽ ngừng áp đặt các quy định hạn chế lên hoạt động thương mại bình thường và hợp lý của hàng công nghệ cao và nới lỏng kiểm soát xuất khẩu với Trung Quốc”, ông Tập cho biết nhưng không đề cập quốc gia cụ thể nào.
Trong bài phát biểu tại BFA, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng chia sẻ tầm nhìn về Trung Quốc trong tương lai như một nền kinh tế đầu tàu của thế giới, đồng thời nhấn mạnh các hệ thống mở là hướng đi tối ưu của thế giới.
Ông Tập cho rằng các nước nên “theo đuổi sự cởi mở, tính kết nối và lợi ích của nhau, xây dựng một nền kinh tế mở toàn cầu và củng cố hợp tác trong khuôn khổ G20, APEC và các diễn đàn đa phương khác. Chúng ta nên thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương. Bằng cách này, chúng ta sẽ giúp quá trình toàn cầu hóa kinh tế cởi mở, bao quát và cân bằng hơn, đồng thời mang đến lợi ích cho tất cả mọi người”.