Dịch tả heo châu Phi bao phủ 55 tỉnh thành, các 'ông lớn' chăn nuôi 'ngồi trên đống lửa'
Dịch tả heo châu Phi lan tới 55 tỉnh thành, doanh nghiệp ráo riết phòng dịch
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), tính đến ngày 12/6 bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 55 tỉnh, thành phố. Số heo mắc bệnh buộc phải tiêu hủy hơn 2,5 triệu con với trọng lượng gần 150.000 tấn.
Bộ NN&PTNT cho biết đa phần quy mô chăn nuôi dừng ở mức nhỏ lẻ, chuồng heo xem lẫn khu vực dân cư. Mật độ chăn nuôi heo rất cao, điều kiện vệ sinh phòng bệnh kém, không bảo đảm an toàn sinh học, gây khó khăn lớn cho phóng, chống dịch bệnh.
Điều đáng mừng là đến nay, dịch bệnh vẫn chưa thể xâm nhập vào doanh nghiệp chăn nuôi lớn.
Chia sẻ với người viết, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn CP Viêt Nam, cho biết thời gian qua, CP liên tục tăng cường các biện pháp an toàn sinh học. Thậm chí, CP còn áp dụng cả những phương pháp chưa nước nào trên thế giới làm như kiểm soát nguy cơ lây bệnh qua các vật trung gian như chuột, muỗi...
Đồng thời, CP cũng thử nghiệm một số biện pháp ức chế virus và giảm sốt. Ông Tuấn cho biết hiện nay tổng đàn của CP có khoảng trên 300.000 con.
Ông Tuấn cho biết vừa qua, dịch tả heo châu Phi đã tác động nặng nề đến người nông dân và đồng thời tác động gián tiếp đến CP vì đây là khách hàng mua nguyên liệu của công ty như con giống, thức ăn...
"Bên cạnh đó, dịch tả heo châu Phi đã khiến giá heo hơi giảm sâu, gây thiệt hại lớn cho CP", ông Tuấn nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan), cho biết hiện nay công ty đang tăng gấp đôi các biện pháp an toàn sinh học, kiểm soát chặt chẽ không để mầm bệnh xâm nhập.
Tuy nhiên, khác với CP, ông Tuấn cho biết Vissan đã chuẩn bị cho kịch bản dịch tả heo châu Phi xâm nhập vào Việt Nam từ lâu. Các vùng nguyên liệu của Vissan không bị ảnh hưởng mà chủ yếu dịch bệnh xảy ra ở các hộ nhỏ lẻ.
Ngoài ra, thời gian này Visan cũng không tái đàn nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa nhất khi dịch tả heo châu Phi xâm nhập vào trang trại của công ty.
Ông Đõ Hoàng Long, Giám đốc ngành heo thương mại, Tập đoàn Japfa Việt Nam cho biết hiện nay Japfa đang làm tốt an toàn sinh học. Thậm chí, công ty đã dời khu vực chế biến thức ăn ra xa khu vực trang trại để giảm thiểu tối đa nguy cơ xâm nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, ông Long tỏ ra quan ngại khi xung quanh trang trại của tập đoàn có nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Do đó, nguy cơ bị xâm nhiễm cao.
"Thời gian tới, tập đoàn tính tới kế hoạch di dời các trang trại chăn nuôi từ khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long lên khu vực vùng sâu, vùng xa", ông Long cho biết.
Cấp đông thịt dự trữ: Doanh nghiệp sợ rủi ro
Theo đánh giá của Vụ Thị trường trong nước, trong vài tháng tới, là thời kỳ thấp điểm của việc tiêu dùng thịt heo (thời tiết nắng nóng, lo ngại trước thông tin dịch bệnh) nên sức ép nguồn cung trong thời gian tới sẽ không quá lớn.
Tuy nhiên, Vụ Thị trường trong nước nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, một số địa phương đã bị cấm tái đàn cho đến khi có chỉ đạo mới (Thái Bình, Hưng Yên…) thì nguồn cung cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể gặp khó khăn.
Do vậy, đại diện Vụ Thị trường trong nước khẳng định, việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo là một trong các giải pháp cần thiết để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Ảnh minh họa. Nguồn: VOV
Tuy nhiên, đánh giá về tính khả thi của ý tưởng nhiều, nhiều doanh nghiệp và Hiệp hội cho rằng rất khó do chi phí lớn và rủi ro cao.
"Tôi cho rằng chỉ ở cấp độ nhà nước mới có thể làm được việc này chứ doanh nghiệp thì không thể do chi phí đầu tư kho bãi, vẫn hành quá lớn. Nhà nước có thể xây dựng các kho lạnh lớn ở ba miền Bắc - Trung - Nam để tích trữ", ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam, chia sẻ với người viết.
Ông So phân tích khi cấp đông thịt heo chi phí cho mỗi cân thịt sẽ tăng 2.500 - 12.000 đồng/kg, tùy thuộc vào thời gian lưu kho.
Thời gian lưu kho (tháng) | Chi phí tăng thêm cho 1 kg thịt heo (đồng/kg) |
---|---|
1 | 2.500 |
2 | 5.000 |
3 | 7.500 |
5 | 12.000 |
Bên cạnh đó, ông So cũng chỉ ra ngay cả khi không có thịt trữ đông, kho lạnh vẫn phải hoạt động để đảm bảo các thiết bị máy móc hoạt động tốt. Trong khi tiền điện vừa qua tăng, càng gây tốt thất cho doanh nghiệp.
Không chỉ chi phí, cơ sở hạ tầng lưu trữ của các doanh nghiệp hiệp nay chỉ có thể cấp đông cho lượng tương đối nhỏ.
Ông Tuấn cho biết: "CP hiện cũng gặp khó khăn trong cơ sở hạ tầng cấp đông. Nếu không muốn thiếu thịt heo cuối năm thì phải cấp trữ hàng triệu con/ngày trong khi hiện nay dự trữ chưa thể đạt được mức đó. Bản thân CP cũng chưa có hệ thống cấp đông quy mô lớn mà chỉ có thể dự trữ lượng nguyên liệu nhỏ để phục vụ chế biến"
Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng Thư kí Hiệp hội Chăn nuôi, cho biết cả nước hiện chỉ có khoảng 6 - 7 doanh nghiệp có kho cấp đông với sức chứa chỉ khoảng vài trăm nghìn tấn heo và Việt Nam sẽ vẫn phải nhập khẩu thịt heo để bù đắp vào nguồn cung thiếu hụt.
Ngoài ra, ông So chỉ ra thói quen sử dụng "thịt nóng" của người Việt Nam và e dè với thịt đông lạnh, thịt mát cũng là rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi cấp đông thịt.
"Người tiêu dùng "sợ" thịt mát, thịt đông lạnh. Trong khi đó, trường hợp nếu không bảo quản cẩn thận, thậm chí thịt có thể bị thối, hỏng", ông So nói.
Ông Thắng cho biết theo ước tính chỉ khoảng 20% người tiêu dùng chấp nhận tiêu thụ thịt mát. Còn lại 80% vẫn ưa thích dùng "thị nóng".
Phó Tổng Giám đốc Vissan bày tỏ lo ngại khả năng mầm bệnh sẽ lây lan ngay ở trong kho lạnh nếu như không kiểm soát tốt các khâu thu mua, kiểm dịch.
Lo phải cạnh tranh gay gắt với heo nhập ngoại
Cũng chính vì khả năng thiếu nguồn cung, trong khi cơ sở hạ tầng vẫn chưa cho phép tích trữ một lượng heo lớn nên ông Thắng cho rằng thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu thịt heo để đáp ứng nhu cầu trong nước, nhất là dịp cuối năm. Tuy nhiên, áp lực đè nặng lên thịt heo nhập khẩu trong nước sẽ lớn khi thịt heo nhập khẩu có giá rẻ hơn.
"Thịt heo nhập khẩu vốn đã rẻ, trong khi một số cường quốc xuất khẩu thịt heo như Canada, Chile nằm trong khối CPTPP được hưởng mức thuế xuất khẩu vào Việt Nam bằng 0%. Còn đối với thịt heo Việt Nam, nếu trữ đông sẽ phải chịu giá thành tăng, dẫn đến giá bán tăng thêm, giảm cạnh tranh với thịt heo nhập khẩu", ông Thắng nhận định.
Ông So cho rằng cần có hàng rào kĩ thuật để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước. Tổng Thư kí Hiệp hội Chăn nuôi cũng cho biết thêm: "Ngay cả tiêu chuẩn thịt heo Việt chưa thể bằng tiêu chuẩn nước ngoài nên việc lập hàng rào kĩ thuật nghe tưởng đơn giản nhưng lại rất khó".
Ông Tuấn cũng tỏ ra lo ngại khả năng thịt heo được cấp đông sẽ khiến giá thành trở nên cao và khó cạnh tranh với thịt heo ngoại.
Để kích thích doanh nghiệp "mặn mà" hơn với việc cấp đông dự trữ thịt heo, ông Thắng cho rằng cần có những chính sách ưu đãi về tiền điện, lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp tích trữ đông thịt heo.
"Xét cho cùng, các doanh nghiệp cũng có công lớn với xã hội trong việc ổn định thị trường thịt heo trong giai đoạn khó khăn như nhiện nay. Do đó, chúng ta cũng cần phải có chính sách hỗ trợ họ", ông Thắng nói.