|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Dịch ASF bùng phát thúc đẩy tiêu thụ cá tại Trung Quốc

18:36 | 30/03/2019
Chia sẻ
Nhu cầu hải sản đang tăng lên ở Trung Quốc do dịch tả heo châu Phi (ASF) bùng phát tại các trang trại nuôi heo của đất nước này, theo ông Chen Han, Tổng Giám đốc của công ty Zhanjiang Guolian Aquatic Products.
Dịch ASF bùng phát thúc đẩy tiêu thụ cá tại Trung Quốc - Ảnh 1.

Philê cá tra. Ảnh: Undercurrent News

Nhu cầu về các loại cá, như cá đù vàng và cá tra, đang tăng lên do tác động của dịch ASF đối với sản xuất thịt lợn, ông Chen trả lời Undercurrent News trong một cuộc phỏng vấn tại triển lãm hải sản Boston.

Nhu cầu về tôm vẫn sẽ duy trì ở một phân khúc khác của thị trường và không bị ảnh hưởng.

Trong Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương (NASF) được tổ chức từ ngày 4 – 7/3 tại Bergen, Na Uy, một nhà phân tích của Rabobank cho biết hải sản có thể được hưởng lợi từ sự sụt giảm lớn trong sản xuất thịt heo do dịch ASF ở Trung Quốc.

"Sự bùng phát dịch ASF sẽ thúc đẩy giá hải sản không chỉ tại Trung Quốc mà cả trên toàn cầu", ông Gorjan Nikolik của Rabobank cho biết. Nếu sản xuất thịt heo của Trung Quốc bị ảnh hưởng, giá bột cá có thể sẽ giảm theo.

Theo dự báo mới nhất về tình trạng thiếu protein động vật gây ra bởi dịch ASF ở Trung Quốc, lượng protein thiếu dao động từ 2 - 10 triệu tấn so với sản xuất thịt heo của đất nước này có thể đạt 50 – 60 triệu tấn thịt, ông Nikolik cho biết.

Trong bối cảnh này, tổng mức tiêu thụ hải sản của châu Âu chỉ đạt mức 12 triệu tấn, ông nói thêm.

Việc giảm 10 triệu tấn protein sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng protein ở Trung Quốc, cũng như thị trường Á - Âu. Dịch ASF đang lan rộng nhanh chóng ở Trung Quốc và cũng đã lây sang heo rừng ở khu vực biên giới giữa Bỉ, Pháp và Luxembourg, ông Nikolik cho hay.

Châu Âu là thị trường tiêu thụ thịt heo lớn, cũng là nhà xuất khẩu, vì vậy dịch bệnh lây lan sang các trang trại ở lục địa này sẽ chống lại sự giảm giá từ Trung Quốc.

Hiện tại Mỹ không thể can thiệp vào vấn đề này. Mức thuế áp lên thịt heo Mỹ ở Trung Quốc là 50% và việc bán gia cầm hoàn toàn bị cấm, do các vấn đề về dịch bệnh trong quá khứ, ông Nikolik cho biết. 

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đàm phán để giải quyết cuộc chiến thương mại hiện tại giữa hai nước.

Ông Trump đã hoãn tăng thuế quan lên 25% đối với hàng hóa Trung Quốc, gồm cả hải sản, nhưng thuế quan 10% vẫn được áp dụng. Ông Nikolik dự đoán việc Trung Quốc có thể đồng ý nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm từ Mỹ, như thịt heo, đậu nành và hải sản là một phần của thỏa thuận giữa hai nước này.

Sự bùng phát của dịch ASF có thể gây ra sự sụp đổ của các chợ truyền thống và Trung Quốc sẽ chuyển sang bán lẻ và bán thực phẩm đóng gói nhiều hơn.

Ngọc Ánh