|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đến năm 2025, Hà Nội sẽ đạt mức tiết kiệm năng lượng 5-7%

13:48 | 26/08/2020
Chia sẻ
Đây là mục tiêu phấn đấu của Hà Nội trong Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2021-2025 vừa được ban hành.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3700/QĐ-UBND về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mục tiêu của kế hoạch là phấn đấu đến năm 2025 TP Hà Nội sẽ đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng và giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 4% trên toàn thành phố.

Bên cạnh đó, 100% doanh nghiệp vận tải trọng điểm sẽ có chương trình phổ biến kĩ năng điều khiển phương tiện, giải pháp kĩ thuật trong khai thác, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới theo hướng tiết kiệm năng lượng.

100% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và 80% các cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề được tiếp cận, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...

Đồng thời đạt 330 cơ sở, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố được công nhận danh hiệu sử dụng năng lượng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và mỗi năm có ít nhất 2 - 3 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cấp Quốc gia.

Ngoài ra góp phần giảm mức tiêu hao năng lượng bình quân cho các ngành/phân ngành công nghiệp so với giai đoạn 2016 - 2020.

Cụ thể, đối với công nghiệp dệt may tối thiểu 5%; đối với công nghiệp rượu, bia và nước giải khát từ 3 - 6,88% tùy vào loại sản phẩm, qui mô sản xuất; đối với công nghiệp giấy từ 8 -15,8% tùy từng loại sản phẩm và qui mô sản xuất; đối với công nghiệp hóa chất tối thiểu 7%; đối với công nghiệp sản xuất nhựa từ 18 - 22,46%...

Kinh phí triển khai kế hoạch giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 130 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Như Huỳnh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.