Đề xuất mới từ Trung Quốc tốt hơn một cuộc chiến thuế quan
Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình (Nguồn: AP) |
Trung Quốc đưa ra động thái mới nhằm xoa dịu chiến tranh thương mại
Các báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đã đưa ra một đề xuất mạnh mẽ để giải quyết vấn đề trọng tâm về bất cân bằng thương mại. Điều này sẽ loại bỏ hoàn toàn thặng dư thương mại song phương với Mỹ trong vòng 6 năm.
Kể từ khi thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ chạm mốc 380 tỉ USD trong năm 2018 và có thể vượt mức 500 tỉ USD vào năm 2024, để xuất này có thể tác động lớn đến dòng chảy thương mại toàn cầu cũng như tổng sản phẩm quốc nội thế giới.
Ông Noah Smith, giáo sư tài chính tại Đại học Stony Brook kiêm tác giả tại tờ Bloomberg, không cho rằng đề nghị mới của Trung Quốc chỉ là một sự lảng tránh vì việc triển khai đê xuất này sẽ đụng tới các mục tiêu khác của chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, đây rõ ràng là trung tâm của vòng đàm phán mới nhất, vì vậy, nó xứng đáng được đem ra “mổ xẻ”.
Ý tưởng cơ bản chính là Trung Quốc sẽ trực tiếp kích thích mua hàng hóa của Mỹ, chấm dứt tình trạng mất cân bằng thương mại song phương, theo đó Mỹ sẽ không cần áp thuế quan lên hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc.
Cuối cùng, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu hàng hóa của Mỹ lên 500 tỉ USD trong khi vẫn giữ nguyên dòng chảy giao dịch với phần còn lại của thế giới. Theo Financial Times, điều này khiến ngay cả một phiên bản nhỏ hơn của kế hoạch này cũng đáng chú ý.
Kế hoạch mới "đầy" lỗ hổng?
Về mặt lí thuyết, điều này có vẻ hấp dẫn, vì nó sẽ kích thích nhu cầu toàn cầu nếu Trung Quốc tài trợ cho các giao dịch mua bằng cách mở rộng chính sách tài khóa hoặc tiền tệ. Các nhà kinh tế học thường tranh luận về các sáng kiến tăng chi tiêu tương tự tại các quốc gia có thặng dư thương mại thường xuyên, như Đức và Nhật Bản.
Theo thuật ngữ kế toán quốc gia đơn giản, Trung Quốc sẽ giảm tỉ lệ tiết kiệm chung bằng cách thúc đẩy nhu cầu trong nước, thông qua việc mở rộng tài khóa. Nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ tăng cùng một lượng trong khi GDP của Trung Quốc không thay đổi.
Trong khi đó, tại Mỹ, lượng hàng hóa xuất khẩu và GDP sẽ gia tăng. Giả sử hệ số nhân là 1,5, mức GDP của Mỹ có thể tăng 2,5 - 3% khi kế hoạch này được thực hiện đầy đủ trong 6 năm.
Điều này sẽ ít gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn một cuộc chiến leo thang thuế quan khiến lạm phát tăng, giảm nhu cầu thực tế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, điều này giả định rằng xuất khẩu bổ sung của Mỹ sang Trung Quốc thực sự tăng và không bị thay đổi tại các thị trường khác. Nó cũng giả định rằng nền kinh tế Mỹ có đủ năng lực dự phòng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu bổ sung này mà không gây ra lạm phát hay khiến chính sách tiền tệ bị thắt chặt và đồng USD tăng giá.
Nếu những chỉ số này không được duy trì, như trong trường hợp thực tế, lợi ích mang lại cho nền kinh tế Mỹ sẽ nhỏ hơn nhiều.
Kế hoạch trên sẽ tăng xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc ít nhất ba lần. Con số này có vẻ phi thực tế. Hơn nữa, một phần hàng xuất khẩu bổ sung của Mỹ sẽ đến từ lĩnh vực công nghệ cao và do đó, kích động nhiều đơn khiếu nại về chuyển giao công nghệ sang Trung Quốc từ Mỹ hơn.
Kế hoạch này cũng có thể gây ra các vấn đề tài chính thế chấp. Nếu Trung Quốc trực tiếp tăng nhập khẩu từ Mỹ lên 500 tỉ USD, tác động ban đầu sẽ làm giảm số dư tài khoản vãng lai toàn cầu của nước này với giá trị tương đương.
Trước đây, khi Trung Quốc có thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ, điều đó sẽ được xem là một kết quả tốt. Tuy nhiên, thời điểm đó đã qua. Tài khoản vãng lai của Trung Quốc gần như cân bằng trong năm 2018, do đó, sự thay đổi vị thế song phương với Mỹ có thể khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai 500 tỉ USD.
Tại sao điều này đáng lo ngại?
Câu trả lời là Trung Quốc cũng đang có một khoản thâm hụt dòng vốn ròng rất lớn. Chẳng hạn, từ giữa năm 2014 đến đầu năm 2017, khi tài khoản vốn được tự do hóa và đồng nhân dân tệ được dự đoán sẽ mất giá, dòng vốn tư nhân ròng tháo chạy khỏi thị trường nội địa đã vượt 1.000 tỉ USD. Những dòng chảy này hiện đã giảm, nhưng vẫn có thể quay lại, dưới qui mô nhỏ hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc, theo đề xuất mới của Trung Quốc, tài khoản vãng lai hiện tại cộng với sự tháo chạy của dòng vốn tư nhân có thể chuyển sang thâm hụt nặng, gợi ý sẽ cần các dòng vốn khác chảy vào để cân bằng tài khoản.
Trung Quốc đang đặt mục tiêu mở cửa thị trường tài chính trong nước, thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn từ các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ mất nhiều thời gian để tạo ra đủ năng lực tài chính nhằm điều chỉnh qui mô của các dòng vấn cần thiết.
Do đó, thâm hụt cơ cấu trong cán cân thanh toán của Trung Quốc có thể dẫn đến áp lực giảm giá đối với đồng nhân dân tệ, theo đó lây lan áp lực sang các nền kinh tế khác và khiến Mỹ khiếu nại về vấn đề thao túng tiền tệ.
Như một giải pháp cuối cùng, Trung Quốc có thể hỗ trợ đồng tiền của mình bằng cách giảm dự trữ ngoại hối, hiện còn hơn 3.000 tỉ USD. Tuy nhiên, điều này sẽ liên quan đến việc bán trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ, làm gia tăng lo ngại về tác động của chính sách thắt chặt định lượng từ Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) hơn. Tất cả điều này có thể gây ra bất ổn tài chính toàn cầu.
Để tránh một vài trong số những vấn đề trên, Trung Quốc có thể áp dụng một cách tiếp cận khác, sẽ giúp tăng nhập khẩu từ Mỹ bằng cách thay thế hàng hóa mua từ các nền kinh tế khác. Ví dụ, chuyển sang thu mua năng lượng từ Mỹ dường như là cách nhanh nhất.
Về nguyên tắc, trong khi loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ, Trung Quốc cũng có thể tăng thuế đối với các mặt hàng như hàng hóa sản xuất tại Đức và đậu nành Brazil. Tuy nhiên, việc không tuân thủ nguyên tắc thương mại đa phương của WTO có thể gây ra tác động ngược, điển hình là việc trả đũa thuế quan từ khu vực EU và Nhật Bản.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, một hiệp định thương mại mới nhằm khôi phục hòa bình giữa Mỹ và Trung Quốc bằng việc tập trung vào tăng xuất khẩu từ Mỹ có thể là phương án tối ưu hơn một cuộc chiến thuế quan, đối với chuỗi cung ứng lẫn nhu cầu toàn cầu.
Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc mới sẽ bắt đầu vào ngày 19/2
Hôm 18/2, Nhà Trắng cho biết vòng đàm phán thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giải quyết cuộc chiến thương mại sẽ ... |
Trung Quốc đề nghị mua 200 tỉ USD chất bán dẫn để xoa dịu Mỹ
Theo Wall Street Journal, Trung Quốc đang dựa vào đề nghị mua một lượng lớn chất bán dẫn và hàng hóa khác từ Mỹ để ... |