|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

DBS - ngân hàng cho vay lớn nhất khu vực thụt lùi so với đối thủ Mỹ về công nghệ

14:05 | 07/10/2019
Chia sẻ
DBS Group Holding dường như là tổ chức tài chính am hiểu công nghệ nhất Đông Nam Á. Vậy tại sao ngân hàng cho vay lớn nhất khu vực lại bỏ lỡ một số thỏa thuận thuộc nhóm "nóng hổi" nhất trong lĩnh vực ngân hàng số?
1

Ảnh: Getty Images

Citigroup - đối thủ sừng sỏ của ngân hàng cho vay lớn nhất Đông Nam Á

Trong những năm gần đây, công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi "hái ra tiền" của DBS khi đi từ dịch vụ hỗ trợ tài chính sang quản lí tài sản doanh nghiệp.

Một trong các giao diện lập trình ứng dụng (API) của DBS có kết nối với phần mềm của khác hàng cho phép thương nhân trên trang bán lẻ PT Bukalapak.com nhận được thanh toán theo thời gian thực.

Theo Bloomberg, công nghệ tương tự cho phép tài xế của công ty đặt xe Gojek nhận cước phí chuyến xe từ ví ứng dụng vào tài khoản ngân hàng ngay lập tức.

Mặc dù DBS là tổ chức tích cực theo đuổi lĩnh vực fintech nhất trong bộ ba ngân hàng lớn của Singapore, các đối thủ quốc tế "khủng" hơn lại đang nắm giữ các thỏa thuận quan trọng ngay tại sân nhà của DBS. Đối thủ số một hiện nay là Citigroup (có trụ sở tại Mỹ).

Trong tuần này, Citigroup đã giành quyền phát hành thẻ tín dụng đồng thương hiệu đầu tiên cùng với nền tảng thương mại điện tử Lazada, thuộc Alibaba Group Holding. Hiện tại, Lazada đang vận hành các cửa hàng trực tuyến tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Hồi tháng 6, gã khổng lồ Grab cũng tuyên bố mở thẻ tín dụng đồng thương hiệu tương tự. Và đối tác không ai khác ngoài Citigroup.

Theo nghiên cứ do Google, Temasek Holding và Bain & Co. công bố, nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á -  khu vực có gần 650 triệu dân, đang trên đà vượt qua mốc 100 tỉ USD trong năm nay trước khi tăng gấp ba vào năm 2025.

Screenshot (136)

Ảnh: Bloomberg/Google, Temasek, Bain & Co.

Nằm giữa giao điểm của lĩnh vực tiêu dùng và ngân hàng, thương mại điện tử hiện đang trở thành một chiến trường mới. Các công ty công nghệ muốn thỏa thuận với những ngân hàng có thể cùng lúc quản lí tiền mặt và cung cấp dịch vụ đến khách hàng đầu cuối, chẳng hạn như trên các giao diện người dùng đơn giản.

Các đối thủ Mỹ lấn lướt trên chính sân nhà của DBS

Trên thực tế, DBS không phải đang đi chậm lại mà do các đối thủ lớn hơn đang lấn lướt trên sân chơi của ngân hàng cho vay lớn nhất Đông Nam Á.

Việc khách hàng của Citi ở châu Á có thể thanh toán cho dịch vụ Spotify bằng điểm thưởng là một điểm nhấn trong báo cáo thường niên của ngân hàng Mỹ này. JPMorgan Chaase & Co. đã đầu tư 40 tỉ USD vào công nghệ trong 4 năm qua và hiện tìm kiếm những tính năng mới để cung cấp cho khách hàng là các doanh nghiệp châu Á.

Cùng lúc đó, bước đột phá vào lĩnh vực thương mại điện tử của Goldman Sachs lại có thể là một phương án tốn kém và gây thua lỗ. Tuy nhiên, thẻ tín dụng đồng thương hiệu với Apple cho thấy Goldman Sachs cuối cùng cũng sẽ hướng đến thị trường dịch vụ ngân hàng ở Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, cuộc chơi còn có mặt thêm các ngân hàng cho vay Nhật Bản, khi mà chính sách lãi suất âm ở quê nhà thúc đẩy tìm kiếm thị trường mới.

Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều, qui mô của DBS bên ngoài thị trường Singapore vẫn tương đối khiêm tốn. Năm 2013, DBS đã không thể mua lại PT Bank Danamon với giá 6,5 tỉ USD, cuối cùng ngân hàng Indonesia này đã rơi vào tay Mitsubishi UFJ Financial Group.

Screenshot (137)

Ảnh: Bloomberg

Kể từ đó, DBS đã mua lại bộ phận quản lí tài sản và bán lẻ của Australia and New Zealand Banking Group ở Singapore, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan và Indonesia.

Khối tài sản, doanh thu và lợi nhuận chênh lệch

DBS hiện quản lí khối tài sản trị giá dưới 24 tỉ SGD (tương đương 17 tỉ USD) tại thị trường Nam và Đông Nam Á, chủ yếu bao tập trung tại trung tâm tài chính ở Labuan. Ngoài ra DBS có quản lí một phần tài sản trị giá 355 tỉ SGD ở Singapore và 90 tỉ SGD ở Hong Kong.

Tổng doanh thu từ Nam và Đông Nam Á của DBS là chưa đầy 800 triệu USD vào năm ngoái và lợi nhuận sau thuế chỉ là 1 triệu SGD.

Trong khi đó, theo hồ sơ nộp nhà chức trách địa phương của Citi, khoảng 28% trong tổng doanh thu 14,5 tỉ USD tại khu vực châu Á của ngân hàng Mỹ đến từ Đông Nam Á (trong đó Singapore, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia đóng góp hơn 500 triệu USD).

Thương mại thế giới đang trong tình cảnh ảm đạm. Các nền kinh tế lớn tại Đông Nam Á không thể miễn nhiễm với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng họ đã "chèo chống" tương đối tốt so với Trung Quốc và Ấn Độ

Sự trỗi dậy của lĩnh vực thương mại điện tử chính là cơ hội phát triển. Ngay cả các ngân hàng cho vay khu vực như Bank Central Asia Tbk của Indonesia cũng đang hợp tác thực hiện các thỏa thuận thanh toán trực tuyến, chẳng hạn như với ứng dụng mua sắm Shopee.

Tại ngày hội đầu tư thường niên của DBS hai năm trước, các nhà phân tích đã rất ngạc nhiên khi CFO Chng Sok Hui cho biết hệ thống ngân hàng phục vụ người tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ của họ, chiếm 44% cơ cấu kinh doanh, đã số hóa khoảng 3/5.

Các nhà phân tích kì vọng sức mạnh trực tuyến này sẽ mang lại cho DBS một lợi thế kinh doanh trong khu vực. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự thành hiện thực. Để tận dùng sự hứa hẹn của thời đại kĩ thuật số, DBS cần phải tăng cường sức mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, kết quả lại không hoàn toàn do ngân hàng này nắm giữ.

Trong tương lai, việc Tổng thống Indonesia Joko Widodo có thực hiện lời hứa mở cửa nền kinh tế hay không sẽ đóng vai trò quyết định đối với các ngân hàng Singapore tại thị trường này. 

Yên Khê

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.