Giám đốc kinh doanh thị trường mới nổi tại Quỹ Đầu tư Franklin Templeton, ông George Molina cho biết, các nhà đầu tư tiềm năng trước khi định đầu tư vào Việt Nam luôn đặt câu hỏi: Rủi ro đầu tư vào Việt Nam là gì? Theo ông George Molina, các doanh nghiệp trên sàn cần cải thiện chất lượng quản trị và nhà quản lý cần mở rộng không gian đầu tư cho khối ngoại, phát triển thêm các sản phẩm mới mới có thể hấp dẫn các dòng vốn nước ngoài chảy mạnh hơn.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự buổi đối thoại bàn tròn cấp cao với các doanh nghiệp hàng đầu của Đan Mạch và Việt Nam trong các lĩnh vực tăng trưởng xanh, cảng biển, logistics...
Cụ thể, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.019,5 triệu USD, chiếm 21,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 904,8 triệu USD, chiếm 19,4%; Thái Lan 536,2 triệu USD, chiếm 11,5%...
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng Mỹ không đầu tư vào Việt Nam sẽ là thiệt thòi lớn cho các nhà đầu tư Mỹ bởi họ đã không tham gia vào sân chơi có quy mô và mối liên kết lớn như Việt Nam.
Ông Matteo Colaninno cho biết đối với Piaggio, Việt Nam là một thị trường lý tưởng để đầu tư và là cầu nối để đưa sản phẩm của Piaggio tới Đông Nam Á cũng như châu Á.
Ngân hàng KB Kookmin, lá cờ đầu của Tập đoàn KB Financial, đã đầu tư vào Myanmar, Lào và Campuchia năm ngoái, tăng số lượng quốc gia trong mạng lưới quốc tế lên con số 15.
Theo khảo sát của Đối tác Tri thức Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Mỹ và Thái Lan là những điểm đến hàng đầu của các CEO APEC khi đầu tư ra nước ngoài.
Ngày 4/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản Yoshihiko Nakagaki đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam cùng đoàn đại biểu của Hội đồng.
Nikkei đưa tin, công ty Teijin sẽ xây nhà máy sản xuất vải may túi khí xe hơi ở Việt Nam vào cuối năm 2018 do nhiều nền kinh tế mới nổi đặt ra yêu cầu về an toàn khi lái xe trong tương lai.
Tổng Thư ký Chính quyền Đặc khu hành chính Hongkong Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, hiện có nhiều doanh nghiệp Hongkong mong muốn đầu tư vào Việt Nam, trong đó có lĩnh vực dịch vụ, bởi đây là thế mạnh của Hongkong khi 95% GDP là dịch vụ.
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.