Đầu tư vào startup Đông Nam Á ảm đạm trong năm 2022 nhưng vẫn khả quan hơn trước khi dịch COVID-19 bùng phát
Đầu tư cho các startup Đông Nam Á đã giảm tốc trong năm 2022 với giá trị đầu tư giảm khoảng 1/3 so với một năm trước đó. Điều này làm ảnh hưởng tới cả triển vọng và định giá của các startup trẻ đang khát khao vốn để tăng trưởng. Trước đó, vào năm 2021, startup Đông Nam Á nhận được tới 25,75 tỷ USD vốn đầu tư.
Với xung đột Nga – Ukraine, các vấn đề địa chính trị khác và tình hình lạm phát, các nhà đầu tư đang cẩn trọng hơn với đồng tiền của mình. Nhiều chuyên gia dự đoán có thể sẽ có một làn sóng hợp nhất giữa các startup trong hệ sinh thái startup Đông Nam Á.
Trong năm 2022, startup Đông Nam Á thu hút 17,79 triệu USD giá trị vốn đầu tư và vốn vay, giảm 31% so với năm 2021, theo báo cáo SE Asia Deal Review của DealStreetAsia. Dù vậy, số lượng thương vụ gọi vốn thành công tăng 9,6% lên 1.062.
“Đông Nam Á kết thúc năm 2022 với một nốt trầm do nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô và giá cổ phiếu trên thị trường đại chúng giảm khiến các nhà đầu tư cũng thận trọng hơn ở thị trường vốn tư nhân”, DealStreetAsia nói. Trang này dự đoán 2023 sẽ là năm nhiều startup dừng hoạt động hoặc bị các đối thủ khác trường vốn hơn thâu tóm.
Đầu tư cho startup bắt đầu xu hướng đi xuống vào đầu năm 2022 và thấy rõ nhất trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 với tổng vốn đầu tư chỉ còn 2,88 tỷ USD, mức giá trị đầu tư theo quý thấp nhất trong 2 năm trở lại đây.
Trong năm 2022, cũng chỉ có 8 startup “kỳ lân” xuất hiện tại Đông Nam Á, tương đương 1/3 con số của năm 2021.
Một trong số đó là Coda Payments, một nền tảng fintech cho các khoản mua sắm trong game online. Startup này thu hút được 690 triệu USD vốn đầu tư.
Được thành lập vào năm 2011, Coda cho phép các nhà phát hành game chấp nhận hơn 300 phương thức thanh toán trên website của mình. Công ty này cũng vận hành một chợ ứng dụng dành cho game thủ với hơn 67 triệu người dùng ở hơn 60 quốc gia.
Như những gì thương vụ đầu tư vào Coda đã thể hiện, fintech là lĩnh vực nhận nhiều vốn đầu tư nhất khi chiến khoảng 1/3 vốn đầu tư trong năm 2022, theo DealStreetAsia. Trong số 20 thương vụ đầu tư lớn nhất năm ngoái, các công ty tài chính chiếm 1/2 bảng xếp hạng.
Ở Đông Nam Á, dịch vụ tài chính và thanh toán số được kì vọng sẽ tiếp tục mở rộng, đặc biệt là sau khi nhu cầu được thúc đẩy từ đại dịch COVID-19. Thị trường thanh toán số trong khu vực được kỳ vọng sẽ chạm mốc giá trị 2 nghìn tỷ USD giá trị giao dịch, tăng 3 lần so với 10 năm trước đó, theo Google, Temasek Holdings và Bain & Co.
TMĐT là mảng thu hút vốn đầu tư thứ hai trong năm 2022 ở Đông Nam Á với vốn 3,55 tỷ USD. Với 1,68 tỷ USD đầu tư từ Alibaba, Lazada là công ty TMĐT gọi vốn thành công nhất. Thông qua Lazada, “ông lớn” TMĐT Trung Quốc đang muốn có miếng bánh thị phần lớn hơn ở Đông Nam Á.
Dù sao đi nữa, các đợt gọi vốn lớn như Coda và Lazada là ngoại lệ trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2022 khi các nhà đầu tư thận trọng hơn với các startup đang cận kề giai đoạn IPO.
Thay vào đó, các startup giai đoạn đầu có thể gọi được các vòng vốn lớn hơn so với một năm trước đó. Giá trị trung bình cho các vòng đầu tư giai đoạn seed là 2,5 triệu USD, tăng 56% so với năm 2021. Giá trị trung bình các vòng đầu tư Series A là 8,1 triệu USD, tăng 8%.
Trong khi đó, các vòng đầu tư Series D ghi nhận giá trị giảm chỉ còn 1/4 so với so với năm 2021.
Ryu Muramatsu, đối tác sáng lập của GMO VenturePartners, nói rằng các startup “đã thực hiện thay đổi 180 độ trong việc kinh doanh” khi các nhà đầu tư ưu tiên lợi nhuận và dòng tiền chủ động sớm hơn những gì họ kỳ vọng trước đó.
Ông nói thêm rằng nhiều công ty, đặc biệt là các công ty giai đoạn Series B trở đi, đang đựt nhiều tầm quan trọng cho việc có lợi nhuận.
DealStreetAsia nhìn nhận 2022 là một năm đặc biệt khi vốn đầu tư vào startup tăng mạnh trên toàn cầu. Mặc dù vốn đầu tư trong năm 2021 đi xuống, con số vẫn cao hơn 80% so với năm 2019, thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Điều này đồng nghĩa với việc Đông Nam Á vẫn có sức hút trong vai trò một điểm đến đầu tư.
Sự thận trọng của các nhà đầu tư sẽ mang tới “một giai đoạn trưởng thành mới cho các startup Đông Nam Á”, DealStreetAsia nhận định thêm.
“Đây thực sự là lần đầu tiên chúng tôi trải qua tình hình này và chúng tôi thực tế không bị ảnh hưởng xấu”, Karan Mohla, đối tác tại công ty đầu tư B Capital Group nói.
Khi hệ sinh thái khu vực trải qua “quá trì học hỏi này” và các startup tập trung nhiều hơn vào cấu trúc và hoạt động, Đông Nam Á sẽ thu hút được các khoản đầu tư chất lượng hơn. “Đó là lý do vì sao 2023 sẽ vừa là một năm tốt vừa là một năm xấu. Đây là một phần rất quan trọng của quy trình “, ông khẳng định.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/