|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đầu tư hạ tầng sân bay (Bài 4): Cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể trước khi huy động nguồn vốn xã hội

09:46 | 04/12/2022
Chia sẻ
PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống cho rằng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 còn nhiều điểm chưa hợp lý và do vậy cần phải được điều chỉnh trước khi huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không (CHK).

Một góc sân bay Cần Thơ. (Ảnh: Song Ngọc).

Đây là bài viết số 4 trong loạt 5 bài viết về định hướng xã hội hóa trong đầu tư xây dựng cảng hàng không tại Việt Nam mà chuyên gia hàng không, PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống đã viết và gửi cho chúng tôi đăng tải.  

Việc huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không là một trong những giải pháp để thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Tuy nhiên, Quy hoạch này có những điểm bất hợp lý về dự báo nhu cầu sản lượng hàng không của các sân bay, về sự cần thiết của các sân bay mới, về năng suất thiết kế của các sân bay, về nhu cầu đất cho từng sân bay và về nhu cầu vốn đầu tư cho từng sân bay, cụ thể như sau:

Dự báo nhu cầu vận tải hàng không của cả nước năm 2030 là 275,9 triệu hành khách (HK), gấp 2,4 lần sản lượng hàng không cả nước năm 2019. Tỷ lệ tương ứng đó cho Vân Đồn là 25,8, cho Điện Biên là 15,8 và cho Cà Mau là 59,5.

Đó là những con số cao bất thường và không lý giải được khi so với tỷ lệ cao như 6,1 cho Đồng Hới, 5,8 cho Cần Thơ. Tỷ lệ tương ứng đó cho Tân Sơn Nhất là 1,2 và cho Đà Nẵng là 1,4. Khi tính gộp cho Tân Sơn Nhất cùng Long Thành thì tỷ lệ đó là 1,8 và khi tính gộp cho Đà Nẵng cùng Chu Lai thì tỷ lệ đó là 1,6.

Khi tính sản lượng HK trên 100 dân tương ứng vùng địa lý của sân bay thì càng bộc lộ sai lầm về dự báo đó. Chẳng hạn theo dự báo thì năm 2030 sản lượng hành khách (HK) trên 100 dân của Vân Đồn là 421, gấp 3 lần của Cát Bi, trong khi khoảng cách từ Cát Bi đến thành phố du lịch Hạ Long chỉ 53 km bằng với khoảng cách từ Vân đồn đến Hạ Long.

Sân bay Điện Biên có sản lượng HK trên 100 dân năm 2019 chưa tới 10 HK mà dự báo năm 2030 có 135 HK. Sân bay Cà Mau có sản lượng HK trên 100 dân năm 2019 chưa tới 3 HK mà dự báo năm 2030 có 165 HK. Sân bay Sa Pa không có sản lượng năm 2019 mà dự báo năm 2030 có 455 HK trên 100 dân, đó là một con số rất khó tin cho dù khách du lịch gia tăng khi có đường hàng không.

Năng suất thiết kế cho sân bay Vân Đồn là 5 triệu HK/năm, tuy thấp hơn con số dự báo nhu cầu nhưng cũng quá lớn so với sản lượng năm 2019 chỉ là 260.000 HK. Năng suất thiết kế cho sân bay Điện Biên là 2 triệu HK/năm, quá lớn so với sản lượng năm 2019 chỉ là 57.000 HK.

Năng suất thiết kế cho sân bay Cà Mau là 1 triệu HK/năm, cũng quá lớn so với sản lượng năm 2019 chỉ là 37.000 HK. Năng suất thiết kế cho sân bay mới Sa Pa và Phan Thiết là 3 triệu HK/năm, cho Quảng Trị là 1 triệu HK/năm là quá lớn trong khi nhu cầu thực tế chắc chắn thấp hơn nhiều.

Năng suất thiết kế cho các sân bay năm 2030 căn cứ trên dự báo sai lầm đó nên cũng không thể tin cậy được. Nhu cầu về đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách, diện tích tướng ứng của sân bay cũng căn cứ trên năng suất thiết kế đó, rồi con số kinh phí đầu tư để nâng cấp, mở rộng sân bay hay để xây dựng sân bay mới đều được tính toán từ các kết quả đó nên cũng là những sai lầm dây chuyền.

Với những sai lầm ở các trường hợp như thế thì dự báo nhu cầu và năng suất thiết kế cho tất cả sân bay trên toàn quốc năm 2030 liệu có đáng tin cậy không và nhu cầu về đất cho sân bay cùng nhu cầu về vốn đầu tư có đáng tin cậy không? Liệu có nhà đầu tư tư nhân nào liều lĩnh tham gia đầu tư theo phương thức PPP vào các sân bay đó không?  

Sản lượng dự báo và năng suất thiết kế của các sân bay năm 2030 

 

Sân bay

Sản lượng 2019 (triệu HK)

Dân số 2019 (triệu)

Sản lượng 2019/100 dân

Dự báo 2030 (triệu HK)

Năng suất thiết kế 2030 (triệu HK)

Dự báo 2030/100 dân

Dự báo 2030/Sản lượng 2019

 

Tất cả các SB

116,592

94,209

124

275,9

278

263

2,4

1

Nội Bài

29,305

22,033

133

58,9

60

240

2,0

2

Vân Đồn

0,26

1,427

18

6,7

5

421

25,8

3

Cát Bi

2,635

8,077

33

12,6

8

140

4,8

4

Thọ Xuân

1,054

7,365

14

5,1

5

62

4,8

5

Vinh

2,053

2,584

80

7,7

8

267

3,8

6

Đồng Hới

0,54

1,36

40

3,3

3

218

6,1

7

Phú Bài

1,937

1,593

122

6,6

7

372

3,4

8

Đà Nẵng

15,544

1,985

783

21,1

25

953

1,4

9

Chu Lai

0,944

1,889

50

5,3

5

252

5,6

9 bis

Đà Nẵng+Chu Lai

16,488

3,874

426

26,4

 30

611

1,6

10

Pleiku

0,73

1,465

50

3,9

4

239

5,3

11

Phù Cát

1,572

1,927

82

4,5

5

209

2,9

12

Tuy Hòa

0,429

1,268

34

1,1

2

78

2,6

13

Buôn Ma Thuột

1,003

2,393

42

5,1

5

191

5,1

14

Cam Ranh

9,747

1,249

780

23,5

25

1687

2,4

15

Liên Khương

2,005

2,786

72

5

5

161

2,5

16

Tân Sơn Nhất

41,243

19,844

208

49,2

50

222

1,2

17

Long Thành

 

 

 

26,8

25

 

 

17 bis

TSN+Long Thành

41,243

19,844

208

76

 75

344

1,8

18

Cần Thơ

1,335

14,362

9

7,7

7

48

5,8

19

Phú Quốc

3,7

0,59

627

9,4

10

1429

2,5

20

Côn Đảo

0,43

0,01

4300

1,2

2

10762

2,8

21

Điện Biên

0,057

0,599

10

0,9

2

135

15,8

22

Cà Mau

0,037

1,195

3

2,2

1

165

59,5

23

Rạch Giá

0,032

1,723

2

0,1

0,5

5

3,1

24

Nà Sản, Sơn La

 

1,248

 

0,5

1

36

 

25

Sa Pa, Lào Cai

 

0,73

 

3,7

3

455

 

26

Lai Châu

 

0,46

 

0,5

0,5

98

 

27

Phan Thiết

 

1,231

 

2,8

3

204

 

28

Quảng Trị

 

0,632

 

0,5

1

71

 

Trừ những sân bay hiện hữu và những sân bay từ gốc quân sự chuyển thành lưỡng dụng hay dân sự, diện tích sân bay cần được chuẩn hóa theo năng suất thiết kế tương ứng với nhu cầu sản lượng. 

Năng suất sân bay và diện tích đất 

 

Sản lượng

(triệu HK/năm)

Năng suất sân bay

(triệu HK/năm)

Diện tích đất (ha)

 Sân bay

Thực tế 2019

Dự báo 2030

QĐ 236 - 2020

QĐ 236 - 2030

QH đến 2030

QĐ 236 - 2020

QĐ 236 - 2030

QH đến 2030

Lai Châu

 

0,5

 

0,5

0,5

 

167

167

Sapa

 

3,7

 

3

3

 

371

371

Điện Biên

0,057

0,9

0,3

2

2

201

201

201

Nà Sản

 

0,5

 

1

1

 

499

499

Vân Đồn

0,260

6,7

2,5

5

5

327

327

327

Đồng Hới

0,540

3,3

2

3

3

190

190

194

Quảng Trị

 

0,5

 

1

1

 

312

317

Phan Thiết

 

2,8

2

2

3

543

543

551

Côn Đảo

0,430

1,2

0,5

2

2

141

141

182

Rạch Giá

0,032

0,1

0,3

0,5

0,5

200

250

200

Cà Mau

0,037

2,2

0,3

1

1

92

245

281

Bảng trên cho thấy vào năm 2030 hai sân bay Lai Châu và Rạch Giá có cùng năng suất thiết kế 0,5 triệu HK/năm thì diện tích tương ứng là 167 ha và 200 ha, hai sân bay Côn Đảo và Điện Biên có cùng năng suất thiết kế 2 triệu HK/năm thì diện tích tương ứng là 182 ha và 201 ha.

Ba sân bay Cà Mau, Quảng Trị và Nà Sản có cùng năng suất thiết kế 1 triệu HK/năm thì diện tích tương ứng khá lớn là 281 ha, 317 ha và 499 ha, ba sân bay Đồng Hới, Sa Pa và Phan Thiết cùng năng suất thiết kế 3 triệu HK/năm thì diện tích tương ứng là 194 ha, 371 ha và 551 ha.

Diện tích sân bay phần lớn là để cho hệ thống đường cất hạ cánh và đường lăn của khu bay, còn sản lượng tăng thì chủ yếu đòi hỏi tăng diện tích nhà ga hành khách của khu hàng không dân dụng mà phần này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích sân bay.

Sự chênh lệch quá nhiều về diện tích các sân bay ở bảng trên cho thấy có tình trạng lãng phí về diện tích sân bay trong Quy hoạch của Bộ GTVT và các diện tích này không thể sử dụng làm căn cứ cho việc thực hiện hợp tách công – tư (PPP) được.