Báo cáo tài chính quý III được Chứng khoán MB (Mã: MBS) công bố cho thấy kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, lãi sau thuế cao hơn 37% cùng kỳ.
Theo Dragon Capital, hệ thống theo dõi lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tiền gửi và lãi suất trái phiếu doanh nghiệp của quỹ vẫn chưa có dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Sau ba lần liên tiếp đăng ký thoái vốn hàng triệu cổ phiếu POM, bà Do Nhung, em gái ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Thép Pomina (Mã; POM), chỉ bán được 712.200 đơn vị, trong đó có hai đợt giao dịch bất thành.
Pyn Elite Fund nhận định lo ngại của nhà đầu tư về các biện pháp can thiệp nguồn cung tiền của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây có phần thái quá. Quỹ ngoại dự báo trong 12 tháng tới, lãi suất điều hành dự kiến sẽ giảm xuống 4%. Chứng khoán tiếp tục xu hướng tăng dựa trên triển vọng cải thiện rõ ràng dữ liệu kinh tế và thu nhập của doanh nghiệp.
Nâng hạng thị trường lên mới nổi có thể giúp chứng khoán Việt Nam thu hút hàng tỷ USD. Để nâng hạng, nút thắt ký quỹ trước giao dịch (pre-funding) cần được giải quyết. Một số chuyên gia đề xuất trao cho phía các công ty chứng khoán quyền thẩm định rủi ro, qua đó tháo gỡ nút thắt này.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố danh sách 94 cổ phiếu không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) trong quý IV. Tổng số lượng tăng thêm 22 mã so với tại danh sách đầu quý III. Cùng với 86 mã tại danh sách của HOSE, toàn thị trường có 180 mã chứng khoán niêm yết bị cắt margin.
CTCP Giao dịch hàng hóa TP HCM (HCT) trở thành cổ đông lớn tại CTCP Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh (Mã: TKG) ngày 26/9 với tỷ lệ trên 6%, nhưng đã bán toàn bộ cổ phiếu trong trong 3 ngày sau đó. Nhiều cổ đông liên quan với HCT cũng bán ra cổ phiếu.
Trong giai đoạn thị trường giảm nhiệt, nhiều cổ phiếu nổi sóng với câu chuyện phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cổ phiếu tăng giá mạnh trong thời gian ngắn cộng với bức tranh kinh doanh doanh nghiệp phát hành không mấy sáng cửa, nhà đầu tư cần quản trị rủi ro khi giao dịch.
Tại báo cáo chiến lược tháng 10, Chứng khoán BIDV (BSC, mã: BSI) nhận định có 8 sự kiện có tác động đến thị trường chứng khoán (TTCK). Ở kịch bản tích cực, nhóm phân tích kỳ vọng VN-Index tích lũy sau quá trình giảm điểm để quay trở lại vùng 1.150 - 1.170 điểm.
Khối phân tích của một số công ty chứng khoán (CTCK) nhận định xu hướng tăng trên diện rộng của thị trường chứng khoán (TTCK) đã thời tạm kết thúc, nhường chỗ cho biến động đi ngang. Ở kịch bản tích cực cho tháng 10, VNDirect và MBS kỳ vọng chỉ số vẫn có thể hướng về khu vực 1.200 điểm. Ngược lại, MBS, VDSC và DSC đưa ra thêm kịch bản chỉ số sẽ tìm vùng cân bằng quanh 1.100 điểm.
Chuyên gia của Chứng khoán Pinetree cho rằng khi các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản hay vàng suy giảm, tiền gửi vào ngân hàng lại là kênh đầu tư ổn định nhất 8 tháng đầu năm.
Dù thế giới đã bước sang năm mới 2022 nhưng những vấn đề cũ như đại dịch COVID-19, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng,... vẫn đang ở phía trước. Câu hỏi lớn đang được đặt ra là liệu 2022 có còn tạo ra một bức tranh đầu tư đầy màu sắc như một năm về trước và nhà đầu tư nên bỏ vốn vào đâu để kiếm về bộn tiền?
Trong năm 2022, các TCTD dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Trong khi đó, vẫn tiếp tục thắt chặt mạnh hơn với lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.