|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chủ tịch FinPeace: 2024 là lúc NĐT dài hạn tích lũy cổ phiếu vào đầu năm và tìm kiếm lợi nhuận đột biến trong nửa cuối năm

19:05 | 16/12/2023
Chia sẻ
FinPeace đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội đầu tư tốt khi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tăng giá. Một số nhóm ngành đang có nhiều triển vọng tăng trưởng kết quả kinh doanh gồm thép, điện và dầu khí.

Ngày 16/12, tại TP HCM, FinPeace tổ chức hội thảo thường niên "Investment Outlook 2024: Đi tim tăng trưởng" nhm giúp nhà đầu tư hiểu rõ cơ hội và thách thức trên thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2024, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.

Nhìn lại năm qua, các chuyên gia cho biết 2023 là một năm nhiều biến động của thị trường chứng khoán. Thị trường có giai đoạn thăng hoa lên khu vực 1.250 điểm, nhưng ngay sau đó lại giảm mạnh, đưa chỉ số trở về khu vực 1.020 điểm chỉ sau chưa đầy 2 tháng.

Bước sang năm 2024, FinPeace đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư tốt khi bắt đầu bước vào giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tăng giá.

Bối cảnh 2024 sẽ le lói những gam màu sáng. Trong trung hạn, VN-Index đang có cấu trúc tích lũy với việc không có đỉnh cao hơn hay đáy thấp hơn tiếp diễn sau mỗi đợt tăng, giảm của thị trường. Điều này củng cố quan điểm của FinPeace về việc thị trường bước vào giai đoạn tích lũy. 

Quan điểm của FinPeace về 2024, thị trường có thể tích cực rõ hơn từ giữa đến cuối tháng 4/2024 sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I và cuối năm khi sự tự tin của nhà đầu tư về thị trường sẽ quay trở lại. Đặc biệt những mã cổ phiếu trụ cột về vùng sâu dưới định giá sẽ là nòng cốt cho đợt tăng trở lại của VN-Index.

Vùng 1.200-1.250 điểm sẽ đóng vai trò kháng cự quan trọng cần được vượt qua của chỉ số để tiếp tục xu hướng tăng dài hạn. Lưu ý, nếu thị trường thủng đáy đóng nến tháng dưới mốc 876 điểm, mọi kịch bản để ra sẽ cần loại bỏ. Trước mốc 876, vùng 960-980 điểm là vùng FinPeace k vọng VN-Index tạo đáy nếu có tiêu cực xảy ra và thị trường vẫn giữ được kịch bản đi ngang biên độ rộng.

"Nếu 2023 là thị trường dành cho các nhà đầu cơ giao dịch ngắn hạn, 2024 sẽ là lúc nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu giá trị vào đầu năm và tìm kiếm lợi nhuận đột biến trong nửa cuối năm", ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị của FinPeace chia sẻ.

 Từ trái qua: Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích của Chứng khoán Yuanta Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị của FinPeace; ông Nghiêm Bảo Nam, Trưởng bộ phận Phân tích của FinPeace. Ảnh: X.N.

Theo báo cáo chiến lược 2024 của FinPeace, lãi sau thuế toàn thị trường quý III đã phục hồi trở lại nền cao năm 2021 nhưng tỷ trọng đóng góp chính từ nhóm ngân hàng. Trong khi đó, ngành sản xuất và dịch vụ vẫn chưa thực sự hồi phục. Nền thấp của 2023 sẽ là động lực hồi phục chính cho nền kinh tế 2024.

Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm sâu trong 2023 và dự báo tiếp tục duy trì thấp trong 2024. Điều này giúp hỗ trợ nền kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiêu dùng trong nước phục hồi nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là liên quan đến giảm thuế VAT (giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024). Cùng với đó, xuất khẩu tiếp tục phục hồi khi nhu cầu của Mỹ và EU trở lại. Đầu tư công và FDI tiếp tục đạt mức cao. Theo đó, GDP năm 2024 được dự báo tăng trưởng 5,8%, lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 10-15%.

Bàn về triển vọng đầu tư, các chuyên gia của FinPeace đưa ra 3 nhóm ngành được kỳ vọng tăng trưởng cơ bản khả quan trong năm 2024 gồm thép, điện và dầu khí.

Trong ngắn và trung hạn, ngành thép, được kỳ vọng tiêu thụ phục hồi đến từ sự ấm lên của thị trường bất động sản toàn cầu. Về dài hạn, ngành thép Việt Nam còn 10 năm trong chu kỳ phát triển tốt.

Ngành điện vẫn trong giai đoạn tăng trưởng mạnh, trung bình 8,5% trong 8 năm tới. Các chuyên gia kỳ vọng sẽ sớm khắc phục được tình trạng thiếu điện năm 2024, khối lượng công việc nhóm xây lắp điện gấp đôi năm 2023.

Tại nhóm dầu khí, FinPeace chỉ ra chu kỳ tăng trưởng mạnh kéo dài 10 năm đã bắt đầu, dự kiến sản lượng tiêu thụ khí gấp đôi trong 7 năm tới. Trong ngắn hạn, câu chuyện ngành vẫn xoay quanh việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Lô B – Ô Môn. Nhóm doanh nghiệp thượng nguồn đảm bảo tăng trưởng ổn định 10 – 15% trong 3 năm tới.

Đánh giá về ngân hàng, các chuyên gia cho rằng ngành này khó có điểm sáng về tăng trưởng 2024. Tăng trưởng tín dụng và biên lãi ròng NIM được dự báo phục hồi từ nền thấp 2023. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu xuống thấp sẽ buộc cá ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập dự phòng nợ xấu từ quý IV/2023 và năm 2024, từ đó khiến lãi cả ngành khó bứt phá trong năm tới.

Đối với lĩnh vực bất động sản, giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Xu hướng toàn ngành sẽ phục hồi, tuy nhiên sẽ có sự phân hóa lớn giữa các doanh nghiệp.

Quý IV/2023 là cao điểm đáo hạn trái phiếu của năm, sang 2024 tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn còn cao hơn, đạt kỷ lục 3 năm. Áp lực trả nợ trái phiếu tăng cao trong khi tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu đang ở ngưỡng cao đỉnh điểm từ 2020 sẽ khiến nhiều doanh nghiệp khó đảm bảo khả năng duy trì hoạt động.

Mặt khác, người mua trả tiền trước giảm dần cũng sẽ gây áp lực về dòng tiền lên các doanh nghiệp.

Áp lực trả nợ trong những tháng cuối 2023 và cả năm 2024 sẽ khiến nhiều doanh nghiệp khó đảm bảo khả năng duy trì hoạt động. Do đó, nhà đầu tư được khuyến nghị cần chọn lọc những doanh nghiệp có cân đối tài chính lành mạnh dòng tiền người mua trả tiền trước duy trì tốt.

Xuân Nghĩa