|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đậu nành, thịt heo Canada không vào được Trung Quốc vì những rào cản khó tin

08:20 | 30/04/2019
Chia sẻ
Đến cả nông sản, thịt các loại của Mỹ và Canada cũng không thoát khỏi việc trở thành nạn nhân của các trò chèn ép, gây khó dễ về thủ tục hải quan tại Trung Quốc.
Đậu nành, thịt heo Canada không vào được Trung Quốc vì những rào cản khó tin - Ảnh 1.

Việc Trung Quốc nói không với cải dầu Canada không chỉ khiến các nhà xuất khẩu gặp khó mà ngay cả nông dân cũng lao đao - Ảnh: REUTERS

Những chiêu trò của Trung Quốc không chỉ gây ức chế tâm lý, nó còn chủ đích gây thiệt hại để trả đũa cho một sự vụ gì đó. Mỹ và Canada là hai mục tiêu mới nhất bởi một nước áp thuế lên hàng tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, nước còn lại bắt giữ công dân Trung Quốc theo yêu cầu của Mỹ.

Hồi đầu tháng 3, Trung Quốc tuyên bố cấm nhập cải dầu của Richardson International và Viterra, hai tập đoàn xuất khẩu cải dầu lớn nhất Canada, với lý do chúng có "bọ gây hại".

Hậu quả là những lô hàng cải dầu chuẩn bị xuất sang Trung Quốc bị ách lại, buộc hai tập đoàn này phải bán tháo cho nước khác với giá rẻ. 

Sự việc được cho là đòn trả đũa của Bắc Kinh sau khi Ottawa bắt giữ giám đốc tài chính toàn cầu của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu hồi tháng 12-2018.

Con gái của nhà sáng lập Huawei, gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc, hiện đang được tại ngoại dưới sự giám sát nghiêm ngặt. Sau vụ này, Bắc Kinh đã bắt hơn một tá công dân Canada và kết án tử hình một người Canada buôn ma túy.

Sau cải dầu, mới đây tới các nhà xuất khẩu đậu nành và đậu Hà Lan của Canada đã phải lên tiếng về những điều mà họ cho là "bất thường" khi làm ăn với Trung Quốc. 

Hồi tuần trước, các thương nhân Canada cũng phải "la làng" khi lô thịt heo đông lạnh Canada bị ách tại cảng Trung Quốc vì "thiếu giấy tờ".

Đậu nành, thịt heo Canada không vào được Trung Quốc vì những rào cản khó tin - Ảnh 2.

Thịt heo Canada cũng chịu chung số phận với thịt heo Mỹ thời Mỹ - Trung căng thẳng vì thương chiến - Ảnh: REUTERS

Theo đó kể từ tháng 1-2019, việc kiểm tra đậu nành nhập từ Canada như quy định bỗng dưng tốn nhiều thời gian hơn. Thay vì chỉ mất vài tiếng như trước đây, quá trình kiểm tra bây giờ lên tới 3 tuần. 

Điều này dẫn tới việc các công ty Trung Quốc mua đậu nành Canada phải từ bỏ vì quá mất thời gian và sợ rắc rối.

"Đó là tín hiệu của chính quyền Trung Quốc đấy. Đại loại như 'Cứ mua hàng Canada đi rồi chúng tôi sẽ làm các ông lên bờ xuống ruộng'" - ông Dwight Gerling, chủ tịch Tập đoàn xuất khẩu DG Global, nhận định.

Ông Gerling kể lại việc một khách hàng Trung Quốc đã than phiền với ông rằng 680 tấn đậu nành mà ông này mua của DG Global đã bị thanh tra Trung Quốc kiểm tra và phát hiện có... kiến. Những thứ như thế này là cực kỳ hiếm vì theo ông Gerling, đậu nành được chứa trong các thùng kín khi được bán.

"Họ đang giở trò, chỉ vậy thôi!". Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 2 tỉ USD cải dầu từ Canada và số thịt heo trị giá 510 triệu USD.

Một số quan chức trong các xí nghiệp xay xát nhà nước Trung Quốc thừa nhận họ không dám nhập đậu nành Canada trong tình hình căng thẳng, thậm chí hủy luôn giao kèo.

Hãng tin Reuters đưa ra một lý giải cho hành động của Trung Quốc: Dịch tả heo châu Phi khiến nhu cầu đối với thịt heo tại Trung Quốc giảm, kéo theo việc giảm quy mô đàn heo trên toàn nước này. Do đó người ta không thiết tha với đậu nành, thứ được dùng để sản xuất thức ăn cho heo.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc không trả lời bình luận. Bộ Nông nghiệp Canada cho biết họ không thể xác nhận việc Bắc Kinh có siết chặt việc kiểm tra các loại nông sản khác ngoài cải dầu hay không.

Bảo Duy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.