|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đâu là thách thức kinh tế thật sự với Mỹ từ phía Trung Quốc?

17:59 | 10/04/2017
Chia sẻ
Thách thức thật sự cho Mỹ không phải ở thâm hụt thương mại cũng như tỷ giá đối với Trung Quốc, mà là một vấn đề khác lớn hơn.
nhung thach thuc kinh te that su cua my do trung quoc tao ra
Ảnh: The Washington Post

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoàn thành cuộc họp thượng đỉnh lần thứ nhất. Những người quan sát từ cả hai phía dường như đã được thỏa mãn. Chưa có khúc mắc nào được giải quyết, cũng không có dấu hiệu hiếu chiến từ cả hai bên.

Điều này dấy lên câu hỏi quan hệ thương mại giữa hai nước đang đi về đâu và nước Mỹ muốn đưa quan hệ này tới đâu. Có một vấn đề quan trọng không kém việc tìm giải pháp, đó là xác định được những thách thức lớn nhất từ quan hệ ngoại giao kinh tế này.

Những vấn đề mà người Mỹ đang bận tâm hiện nay hoặc là không liên quan đến thách thức kinh tế, hoặc là có tầm quan trọng không cao, trong khi đó những khó khăn thực sự thì lại không được quan tâm đúng mức.

Những bàn luận của Mỹ xung quanh cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ về khía cạnh kinh tế cũng tương đồng với những bàn luận quanh việc thay đổi chính sách “một Trung Quốc” trên khía cạnh chính trị. Điều này thiếu tính xây dựng và khá nguy hiểm. Nếu cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng tiền của họ lên trong suốt thập kỷ từ năm 2005 là đúng, thật không hợp lý khi tiếp tục cáo buộc Trung Quốc ngày nay lại đẩy giá trị đồng tiền của họ đi xuống để giành lợi thế xuất khẩu. Thật sự, nếu xét về khối lượng dự trữ đã sử dụng và mức độ kiểm soát vốn, nhiều quốc gia khác trong những năm gần đây cũng hành động tương tự như Trung Quốc trong việc đẩy mạnh giá trị đồng tiền.

Xét rộng ra, tương lai của kinh tế Mỹ được định hình chủ yếu bởi các chính sách tới từ Washington chứ không phải từ Bắc Kinh. Để có được thặng dư thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã phải đẩy mạnh năng lực sản xuất chứ không phải sử dụng các chính sách không công bằng.

Vậy nên quá tập trung vào thâm hụt thương mại với Trung Quốc là hướng đi không đúng đắn. Đúng là Trung Quốc cung cấp hàng hóa cho rất nhiều nước, bằng nhiều cách khác nhau, nhưng nếu Mỹ gây khó dễ cho nguồn cung này, nhiều công ty sẽ chuyển cơ sở sản xuất sang các nước có giá nhân công rẻ như Việt Nam, chứ không hề chuyển sang Mỹ để nước này có thêm việc làm. Tương tự, giảm rào cản thương mại ở thị trường Trung Quốc với các công ty Mỹ về cơ bản cũng để giúp các công ty này, nhưng cũng chỉ có một phần nhỏ cơ sở sản xuất được đặt ở Mỹ. Các công ty Mỹ có những khiếu nại hợp pháp xoay quanh việc Trung Quốc đòi chia sẻ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên nếu những khiếu nại này được giải quyết, sẽ chỉ có nhiều thêm các cơ sở sản xuất được đặt ở Trung Quốc.

Nếu vấn đề tiền tệ và thương mại đều không gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, vậy thì điều gì ở Trung Quốc mới thật sự gây ảnh hưởng?

Về khía cạnh kinh tế, không khó để nhận ra mức độ quyền lực mềm mà Trung Quốc đang muốn hướng tới. Phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng Giêng ở Thụy Sĩ, khi ông trích dẫn lời của Tổng thống Abraham Lincoln và vạch ra tầm nhìn của Trung Quốc về kinh tế toàn cầu, là đỉnh cao chiến lược của nước này.

Tất nhiên phải kể đến sáng kiến của ông Tập Cận Bình, đó là chính sách “một vành đai, một con đường”, được dự báo sẽ thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng và viện trợ nước ngoài nhằm kết nối Trung Quốc với châu Âu. Có một động thái ít ai nhận thấy, đó là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ Tầng Châu Á - AIIB (một đối thủ của Ngân hàng Thế giới, được Trung Quốc khởi sướng) đã tuyên bố sẽ ra sức đầu tư khắp trên thế giới. Trung Quốc cũng đã vượt Mỹ, Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển khác về đầu tư vào Mỹ Latinh và châu Phi. Cường quốc châu Á này sẽ sớm dẫn đầu về xuất khẩu công nghệ năng lượng sạch.

Qua thời gian, sự đầu tư này sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận nguyên liệu thô cho Trung Quốc, cho phép các công ty ở nước này dành được hiệu quả kinh tế và lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, Mỹ lại không tham gia cùng AIIB, đồng thời không nhiệt tình trong các vấn đề về biến đổi khí hậu, và ông Trump còn đang muốn cắt bớt viện trợ ra bên ngoài. Cứ như vậy, Mỹ đang dần đánh mất uy tín và tầm ảnh hưởng.

Một cuộc đối thoại kinh tế Mỹ - Trung đúng đắn nhất lúc này là xoay quanh các mục tiêu hợp tác toàn cầu và vai trò của hai cường quốc với thế giới. Điều này đòi hỏi Mỹ phải bớt tập trung vào các lợi ích kinh tế ngắn hạn trước mắt, quan tâm hơn đến điều sẽ được ghi nhớ trong lịch sử sau 100 năm kể từ bây giờ.

nhung thach thuc kinh te that su cua my do trung quoc tao ra Chính phủ Mỹ soạn thảo sắc lệnh tăng thuế quan với hàng nhập khẩu

Theo CNN, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang soạn thảo văn bản yêu cầu điều tra mức độ bán phá giá và trợ ...

nhung thach thuc kinh te that su cua my do trung quoc tao ra Truyền thông Trung Quốc hoan nghênh cuộc gặp Donald Trump - Tập Cận Bình

Reuters đưa tin, cơ quan truyền thông Trung Quốc ở Thượng Hải và Bắc Kinh hoan nghênh cuộc gặp mặt giữa Donald Trump và Tập ...

nhung thach thuc kinh te that su cua my do trung quoc tao ra Thông điệp ngầm của ông Trump sau cuộc tấn công Syria

Giới quan sát cho rằng, cuộc tấn công tên lửa của Mỹ vào căn cứ Shayrat không chỉ nhằm vào Syria mà còn là thông ...

Lawrence Summers

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.