Đâu là những đồng tiền châu Á đáng theo dõi trong năm 2020?
Một bài nghiên cứu 9 đồng tiền châu Á mới nổi của Bloomberg cho thấy hai đồng tiền này có khả năng có thành quả tốt nhất, dựa trên phân tích mối tương quan của chúng với tăng trưởng toàn cầu, tăng trưởng của Trung Quốc và diễn biến của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ trong 5 năm qua.
Trong khi đồng rupee của Ấn Độ cũng đứng thứ hạng cao về phương diện tương quan với tăng trưởng toàn cầu, nhưng đà tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ có khả năng sẽ triệt tiêu đáng kể ảnh hưởng tích cực này vì đà tăng lợi suất trái phiếu Mỹ tương quan nghịch biến với đồng rupee.
Cũng vì lý do trên, đồng peso, đồng tiền có thành quả tốt nhất ở khu vực châu Á mới nổi trong quí này, có thể hưởng lợi ít nhất từ đà tăng trưởng toàn cầu.
Minh Tuấn việt hóa.
Tín hiệu tiến triển trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và sự cải thiện tạm thời của dữ liệu kinh tế toàn cầu đang góp phần củng cố quan điểm cho rằng điều tồi tệ nhất có thể đã chấm dứt sau khi kinh tế thế giới giảm tốc mạnh nhất trong 1 thập kỉ.
Làn sóng hạ lãi suất từ các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng góp phần gia tăng tâm lí tích cực cho nhà đầu tư, trong đó chính sách tiền tệ nới lỏng hơn sẽ thúc đẩy các tài sản có rủi ro cao.
Những điểm quan trọng từ bài nghiên cứu:
Chỉ báo Hoạt động Hiện tại của Thế giới từ Goldman Sachs, có sử dụng trong bài nghiên cứu này, cho thấy khả năng cao là tăng trưởng toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2020.
Đồng won và đô la Đài Loan (TWD) có vị thế tốt nhất để hưởng lợi, chúng có tương quan cao với hoạt động toàn cầu.
Mức định giá tương đối cao của đồng TWD có thể hạn chế tiềm năng tăng giá, theo Bloomberg.
Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc, có khả năng điều này sẽ tác động tiêu cực đến các đồng tiền trong khu vực – rupiah, bath Thái và đô la Singapore đều có độ nhạy tương đối cao với hoạt động của Trung Quốc.
Đà tăng của lãi suất Mỹ có thể tác động tiêu cực tới đồng peso của Philippines và đồng rupiah vì chúng có tương quan nghịch với lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Trong khi niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu đang dần cải thiện, thì rủi ro giảm tốc vẫn còn đó – một yếu tố đang tác động tiêu cực đến các đồng tiền châu Á.
Khả năng căng thẳng thương mại leo thang trở lại, đà giảm của chi tiêu tiêu dùng Mỹ hoặc nỗi lo về tác động từ khả năng tăng thuế sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đều tác động tiêu cực đến các thị trường trong năm 2020.