Cuộc đua thay Trung Quốc trở thành cứ điểm sản xuất iPhone mới của Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia
Ấn Độ đang nổi lên như một “ông lớn” sản xuất của Apple ở Châu Á và bên ngoài Trung Quốc. Hôm 11/4, Apple công bố đã bắt đầu sản xuất những chiếc iPhone 13 ở Ấn Độ. Thế nhưng, để Ấn Độ có thể chiếm được một phần lớn hơn của miếng bánh sản xuất, quốc gia này cần một thị trường nội địa mạnh hơn, các chính sách thân thiện với hoạt động xuất khẩu và hạ tầng logistics tốt hơn, theo WSJ.
Ấn Độ chiếm khoảng 3,1% năng lực sản xuất toàn cầu của Apple trong năm 2021, tăng lên từ con số 1,3% của năm 2020. Con số này được kỳ vọng sẽ đạt từ 5% đến 7% trong năm 2022, theo dự đoán của Counterpoint Research. Dù có xu hướng tăng, thành tích của Ấn Độ vẫn còn khá khiêm tốn so với tỷ trọng của Trung Quốc (95,3%). Bên cạnh đó, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Indonesia, cũng đang cạnh tranh tốt.
Đại dịch COVID-19 đã làm những điểm yếu của chuỗi cung ứng toàn cầu lộ rõ và khiến nhiều công ty phải cân nhắc lại việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Chính sách zero-COVID của Trung Quốc cũng trở thành một “cơn đau đầu” của các công ty sản xuất. Tháng trước, Foxconn phải tạm dừng sản xuất iPhone ở Thâm Quyến vì một đợt bùng phát COVID-19.
Tuy nhiên, việc vượt qua được một hệ sinh thái cung ứng được xây dựng nhiều năm dựa trên chính sách thuận lợi của chính phủ Trung Quốc và nhân công chi phí thấp là điều không dễ dàng.
Quan trọng hơn, Trung Quốc là 1 trong 2 thị trường quan trọng nhất của Apple khi chiếm tỷ trọng doanh số bán ra khoảng hơn 20% trong năm 2021. Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Indonesia chỉ chiếm khoảng 3,5%, theo Counterpoint.
Ấn Độ cần xây dựng các chính sách thân thiện với xuất khẩu, tạo ra các mối quan hệ thương mại bền chặt với Phương Tây và đầu tư mạnh vào logistics để vượt lên. Một sự thay đổi lớn trong cục diện mảng sản xuất trong 2 đến 3 năm tới là khó xảy ra, Hanish Bhatia, một nhà phân tích cao cấp tại Counterpoint, chia sẻ. Ngành công nghiệp điện tử cần yêu cầu miễn giảm thuế, giảm chi phí thuê đất cùng nhiều ưu đãi khác để khiến việc sản xuất ở Ấn Độ có mức độ cạnh tranh cao hơn.
Bên cạnh iPhone 13, Apple cũng đã lắp ráp iPhone 11, iPhone 12 và iPhone SE thông qua Wistron và Foxconn tại Ấn Độ. Pegatron, một nhà cung ứng khác của Apple, cũng được kỳ vọng sẽ sớm sản xuất tại đây, theo Economic Times. Một số công ty khác nằm trong hệ sinh thái của Apple cũng có mặt ở Ấn Độ là Foxlink, Flex và Jabil, theo thông tin do chính Apple công bố vào năm 2020.
Việc chuyển đổi sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ cũng mất nhiều thời gian vì sự phức tạp của vấn đề, nhất là để các nhà sản xuất cũng có thể hiểu được môi trường kinh doanh tại đây.
Cả Foxconn và Wistron đều từng gặp phải các vấn đề rắc rối về lao động trong 2 năm qua khiến hoạt động sản xuất phải tạm dừng.
Năm ngoái, Foxconn xin lỗi vì những sai sót trong duy trì điều kiện an toàn thực phẩm và chỗ ở, đồng thời cam kết sẽ thực hiện nhiều cải tổ lại hoạt động quản lý và vận hành tại đây. Trong khi đó, Wistron cũng phải đối mặt với những phản ứng dữ dội của nhân viên vào năm 2020 ở Ấn Độ với nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/