Cuộc đời kín tiếng của Nhậm Chính Phi, sáng lập viên kiêm TGĐ Huawei
Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt nắm giữ 7 cuốn hộ chiếu |
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu đã khiến truyền thông nước ngoài đổ dồn sự chú ý vào Huawei. Phần lớn mọi người biết đến Huawei vì dòng sản phẩm điện thoại thông minh cạnh tranh với iPhone, Galaxy và Pixel. Nay, nhà chức trách Mỹ nhằm vào Huawei và bà Mạnh vì nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.
Bà Mạnh không chỉ là Giám đốc Tài chính Huawei mà còn là ái nữ của Nhậm Chính Phi, sáng lập viên kiêm Tổng Giám đốc công ty. Ông không phô trương dù sở hữu tài sản lên tới 3,2 tỷ USD. Theo báo chí, ông Nhậm đã kết hôn 3 lần và có cả con trai lẫn con gái. Không phải ai trong số này cũng sống cuộc đời bình lặng. Con gái út Annabel Yao vừa xuất hiện trong bữa tiệc xa xỉ tại Paris (Pháp) tháng 11/2018.
Cùng tìm hiểu cuộc đời và gia cảnh Nhậm Chính Phi, ông chủ Huawei:
Ông Nhậm Chính Phi |
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi sinh năm 1944, trước khi cuộc cải cách văn hóa tại Trung Quốc bắt đầu. Ông sinh ra tại Quý Châu, nơi nghèo nhất đất nước. Năm 2015, ông trả lời BBC rằng mình xuất thân từ gia đình bình thường. Ông nói vì có muối để nấu ăn nên nhà ông được xem là giàu có.
30 tuổi, ông gia nhập quân đội Trung Quốc với tư cách kỹ sư. Mối liên hệ này có thể khiến người ta đặt ra nghi vấn về sợi dây giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc. Ông bác bỏ cáo buộc chính phủ yêu cầu Huawei gián điệp. Khoảng thời gian này, ông cưới người vợ đầu tiên, Mạnh Quân, và có một con gái, chính là bà Mạnh Vãn Châu và con trai Nhậm Bình.
Mạnh Vãn Châu, hay còn có tên khác là Sabrina hoặc Cathy Meng, lấy họ mẹ khi còn là thiếu niên và nỗ lực để trở thành Giám đốc tài chính Huawei. Bà bị bắt tại Canada vào ngày 1/12. Trong khi đó, có khá ít thông tin về Nhậm Bình trừ việc đang làm cho một công ty con của Huawei và có ít hứng thú với việc thừa kế di sản cha ông để lại, theo New York Times.
Bà Mạnh Vãn Châu |
Nhà chức trách Mỹ bắt bà Mạnh vì liên quan đến việc che giấu liên hệ giữa Huawei và một công ty bán thiết bị Huawei cho Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trung Quốc ngay lập tức phản ứng và đòi Canada thả bà Mạnh cũng như Mỹ rút lại lệnh bắt giữ.
Nhậm Chính Phi rút khỏi quân đội năm 1983 khi 39 tuổi, thành lập Huawei năm 1987, 12 năm sau khi Apple được Steve Jobs và Steve Wozniak mở. Huawei là thương hiệu điện tử lớn nhất Trung Quốc, còn ông Nhậm được cho là sở hữu tài sản 3,2 tỷ USD.
Ông Nhậm ly hôn với vợ đầu không lâu sau khi mở Huawei và kết hôn với Diêu Lăng. Cả hai có một con gái tên là Annabel Yao. Nếu nhìn vào tài khoản Instagram, có thể thấy Annabel Yao rất thích thời trang. Cô con gái 21 tuổi này sống cuộc đời của một “công chúa”, theo học tại Harvard ngành khoa học máy tính, đam mê ba lê và thời trang. Ngay trước khi người chị cùng cha khác mẹ bị bắt, Yao tham dự một bữa tiệc xa hoa Le Bal des Débutantes tại Paris. Đây là bữa tiệc thường có sự góp mặt của con cái trong giới siêu giầu.
Con gái út Annabel Yao |
Cuộc sống của ông Nhậm không được biết đến nhiều. Theo một bài báo trên Paris Match, gia đình ông sống trong “cung điện” tại Thâm Quyến để đón khách thăm Huawei. Theo truyền thông Trung Quốc, ông đang sống với người vợ thứ ba, đó là cựu trợ lý tên Su Wei.
Theo một email mà trang Sina Tech có được, Nhậm Chính Phi viết điều hành Huawei cần tầm nhìn, sự quyết tâm và tầm nhìn dài hạn. “Không ai trong số các thành viên gia đình tôi có được các phẩm chất này, vì thế, họ không bao giờ có tên trong danh sách thừa kế”. Dù vậy, Mạnh Vãn Châu dường như chứng minh cha mình đã sai. Bà gia nhập Huawei năm 1993 và từng bước trở thành Giám đốc Tài chính. Bà thay thế ông Nhậm làm Phó Chủ tịch công ty vào tháng 3/2018.
Giống với cha mình, Mạnh Vãn Châu sống khá khép kín và không nhiều người biết đến cuộc sống riêng tư của bà. Gia đình bà được cho là sở hữu một biệt thự nguy nga tại British Vancouver, Canada.Theo báo chí trong nước, bà có 2 người con. Vụ bắt giữ bà Mạnh như đổ dầu vào lửa các xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc cảnh báo mọi biện pháp sắp tới sẽ phụ thuộc vào hành động của Mỹ cũng như cảnh báo Canada sẽ "lĩnh hậu quả nghiêm trọng".
Xem thêm |