|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc chiến khốc liệt trong mảng thuê ngoài dịch vụ giao hàng

08:23 | 27/03/2019
Chia sẻ
Đối với việc thuê ngoài dịch vụ chuyển phát ở hai trung tâm TMĐT là Hà Nội và TP HCM, sự nổi lên của những doanh nghiệp giao hàng mới đang dần thu hẹp thị phần của những 'ông lớn" như Viettel Post, Vietnam Post.

Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) 2019 cho thấy, cùng với tốc độ tăng trưởng cao của TMĐT, năm 2018 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng. Ba yếu tố nổi bật của lĩnh vực này là đầu tư gia tăng mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ và cạnh tranh khốc liệt.

Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát được 61% đơn vị bán hàng trực tuyến thuê. Công ty bưu chính Viettel (Viettel Post) xếp thứ hai với tỉ lệ 25%. Tỉ lệ tương ứng cho EMS, Giao hàng nhanh và Giao hàng tiết kiệm là 5%, 1% và 1%. Các đơn vị chuyển phát còn lại chiếm 13% thị phần.

Cạnh tranh mạnh mẽ trong cuộc chiến thuê ngoài dịch vụ giao hàng 

Đối với việc thuê ngoài dịch vụ giao hàng ở hai trung tâm TMĐT là Hà Nội và TP HCM, sự nổi lên của những doanh nghiệp chuyển phát khác đang dần thu hẹp thị phần của những "ông lớn" đầu ngành.

Tuy Vietnam Post và Viettel Post vẫn là các doanh nghiệp chuyển phát được thuê ngoài nhiều nhất, nhưng tỉ lệ đã giảm đáng kể.

VECOM cho biết mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chuyển phát rất cao, đặc biệt là ở TP HCM. Số đơn vị ở TP HCM thuê Viettel Post là 25%, Vietnam Post là 15%, EMS là 10%, Giao hàng nhanh là 5%, Giao hàng Tiết kiệm là 7%. Các doanh nghiệp chuyển phát khác chiếm tới 43%.

Ở Hà Nội, số đơn vị thuê Viettel Post là 52%, Vietnam Post là 20%, EMS 4%, Giao hàng nhanh 10%, Giao hàng Tiết kiệm là 9%. Các doanh nghiệp chuyển phát khác chỉ chiếm 20%, thấp hơn tại TP HCM.

Sau khi khảo sát sâu với 14 doanh nghiệp chuyển phát có mức độ gắn bó khác nhau với TMĐT, VECOM đưa ra 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất: 1) Quần áo, giày dép; 2) Điện tử, điện lạnh; 3) Sản phẩm Mẹ và bé; 4) Sách, văn phòng phẩm; 5) Thủ công, mỹ nghệ; 6) Linh phụ kiện; 7) Hoá mĩ phẩm; 8) Đồ nội thất; 9) Thực phẩm, đồ uống; 10) Đồ ăn nhanh.

Điểm đáng chú ý là đồ ăn nhanh lọt vào nhóm 10 sản phẩm hàng đầu mà người bán thuê ngoài dịch vụ chuyển phát. Điều này phù hợp với sự nổi lên của những dịch vụ giao đồ ăn nhanh như Now.vn, GrabFood, Go-Viet, Loship… 

Cuộc chiến khốc liệt trong mảng thuê ngoài dịch vụ giao hàng  - Ảnh 1.

Vì năng lực kho chưa đáp ứng nhu cầu lớn nên phần lớn doanh nghiệp chuyển phát vẫn phải thuê kho ngoài. Ảnh: Thinkstock.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt đã đẩy một số thương hiệu giao đồ ăn trực tuyến như Foodpanda, Chonmon.vn, Lala khỏi cuộc chơi.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp giao hàng tham gia khảo sát trong năm 2018 so với năm trước là 70%, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thấp nhất vẫn đạt 30% và có ba doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng trên 100%.

Về kho, tất cả doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có kho riêng lưu trữ hàng hoá, nhưng năng lực kho chưa đáp ứng nhu cầu lớn nên phần lớn doanh nghiệp chuyển phát vẫn phải thuê kho ngoài.

Bên cạnh đó, VECOM nhận định công nghệ vận hành kho chưa tiên tiến. Mới chỉ 36% doanh nghiệp có hệ thống quản lý kho kết nối trực tuyến tới khách hàng. Do công nghệ quản lý kho lạc hậu nên chi phí lưu và quản lý kho còn cao. Ở nhiều doanh nghiệp, chi phí liên quan vận hành kho chiếm trên 20% tổng doanh thu.

VECOM cũng chỉ ra một khó khăn lớn cho doanh nghiệp chuyển phát là tỉ lệ người mua hoàn trả sản phẩm đã đặt hàng trực tuyến cao. Ước tính, tỉ lệ trung bình tổng giá trị của các sản phẩm hoàn trả so với tổng giá trị đơn hàng lên tới 13%. Một số doanh nghiệp phải chịu mức 26%.

Mỹ: Kinh doanh trực tuyến méo mặt vì phí giao hàngMỹ: Kinh doanh trực tuyến méo mặt vì phí giao hàng TuSimple trở thành TuSimple trở thành 'kỳ lân' trong lĩnh vực xe tải giao hàng tự động Chỉ số TMĐT của TP HCM năm 2019 cao hơn hai lần mức trung bình cả nước Chỉ số TMĐT của TP HCM năm 2019 cao hơn hai lần mức trung bình cả nước



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tuệ An

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.