|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chỉ số TMĐT của TP HCM năm 2019 cao hơn hai lần mức trung bình cả nước

14:08 | 26/03/2019
Chia sẻ
Năm vừa qua đánh dấu sự phát triển của thương mại điện tử về quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, đầu tư, nhưng sự phát triển chủ yếu diễn ra ở nhóm địa phương phát triển, điển hình là hai thành phố Hà Nội và TP HCM. Thu hẹp khoảng cách số tiếp tục là thử thách lớn đối với thương mại điện tử Việt Nam.

TP HCM tiếp tục dẫn đầu về chỉ số TMĐT so với các tỉnh thành khác

Tại Diễn đàn Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam diễn ra vào 26/3, Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) đã công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2019.

Theo đó, chỉ số TMĐT của TP Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu với điểm tổng hợp là 86,8 điểm và tăng 4,7 điểm so với 2018.

Đặc biệt, điểm số này cao hơn rất nhiều điểm so với điểm số trung bình của chỉ số TMĐT trong cả nước (40,3 điểm) và cao hơn tới gần 60 điểm so với địa phương có điểm xếp hạng thấp nhất là Bắc Kạn (27,4 điểm).

Đứng thứ hai là Hà Nội với điểm tổng hợp là 84,3 điểm và cao hơn 4,5 điểm so vưới năm trước.

Năm 2019 là năm thứ hai liên tiếp Hải Phòng vươn lên đứng vị trí trong top ba cả nước về chỉ số TMĐT, hai vị trí tiếp sau đó vẫn là Đà Nẵng và Bình Dương. Nhìn chung top 5 tỉnh thành xếp đầu bảng năm 2019 vẫn tiếp tục duy trì không có sự thay đổi.

Xu hướng chênh lệch về sự phát triển TMĐT giữa các địa phương phát triển so với địa phương chậm phát triển đang tăng dần

Mặc dù là top 5 tỉnh thành xếp đầu nhưng khoảng cách giữa TP HCM và Hà Nội với ba tỉnh còn lại cũng rất lớn, điển hình là khoảng cách giữa Hà Nội (xếp thứ 2) với Hải Phòng ( xếp thứ 3) lên tới 24,7 điểm.

Năm 2018, Hải Phòng đứng thứ ba với điểm số là 59,6 điểm và tăng 4,7 điểm so với năm trước, nhưng mức độ chênh lệch giữa các điểm chỉ số thành phần của Hải Phòng với các điểm trung bình không cao như Hà Nội và TP HCM.

Điểm trung bình của chỉ số TMĐT năm 2019 là 40,3 điểm, tăng 2,8 điểm so với năm 2018. Cách biệt giữa điểm trung bình của nhóm 5 địa phương thấp nhất (29 điểm) và điểm trung bình của nhóm 5 địa phương cao nhất (68,4 điểm) lên tới 39,4 điểm, cao hơn khoảng cách 36,7 điểm của năm 2018, 36 điểm của năm 2017, 30,5 điểm của năm 2015, 20,3 điểm của năm 2014 và 18 điểm của 2013.

Chỉ số TMĐT của TP HCM năm 2019 cao hơn hai lần mức trung bình cả nước  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Kì Minh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Tuệ An.

Ông Nguyễn Kì Minh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Ủy viên nhiệm kỳ III của VECOM nhận định, năm 2018 đánh dấu sự phát triển của thương mại điện tử về quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, đầu tư… Tuy nhiên, sự phát triển vẫn đa số nằm ở nhóm địa phương phát triển, điển hình là hai thành phố Hà Nội và TP HCM. Thu hẹp khoảng cách số tiếp tục là thử thách lớn đối với thương mại điện tử Việt Nam.

Chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) hàng năm được tổng hợp từ 4 nhóm chỉ số trụ cột với các trọng số khác nhau, được chỉnh sửa cho phù hợp với trọng tâm trong các năm.

Trọng số điểm cho 4 chỉ số thành phần năm 2019 lần lượt là: hạ tầng nguồn nhân lực và CNTT (chiếm 20%), giao dịch trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng B2C (chiếm 35%), giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp B2B (chiếm 35%), và chỉ số thành phần giao dịch giữa chính phủ và doanh nghiệp (chiếm 10%).

Các chỉ số trọng điểm này phản ánh tầm quan trong việc thúc đẩy TMĐT hiện nay vẫn đang thiên về đẩy mạnh giao dịch B2C và B2B. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu liên quan từ bộ chỉ số uy tín khác như tên miền, dân số, thu nhập được bổ sung, để phản ánh tốt hơn thực trạng phát triển TMĐT tại các địa phương.

Siết quản lý kinh doanh hàng kém chất lượng trên ứng dụng thương mại điện tửSiết quản lý kinh doanh hàng kém chất lượng trên ứng dụng thương mại điện tử 'Thương mại điện tử ở nhiều địa phương Việt Nam còn rất kém' Bill Gates hội ngộ Bill Gates hội ngộ 'vua thương mại điện tử' trong câu lạc bộ 100 tỉ USD

Tuệ An