|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cùng khối ngoại, tự doanh CTCK trở lại bán ròng phiên VN-Index 'bay' gần 12 điểm

07:52 | 31/07/2019
Chia sẻ
Chuyển động dòng tiền thông minh ngày 31/7, tự doanh CTCK trở lại bán ròng, chấm dứt chuối mua ròng 4 phiên liên tiếp, đáng chú ý là cổ phiếu TPB bị 'xả' 109 tỉ đồng. Nhóm công nghiệp và tài chính 'hút' tiền phiên điều chỉnh.

VN-Index 'bay' gần 12 điểm, dòng tiền hướng đến cổ phiếu công nghiệp và tài chính

Áp lực chốt lời tăng mạnh trong phiên chiều qua khiến thị trường quay đầu giảm mạnh dù trong phiên sáng có lúc chạm mốc 1.000 điểm. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 11,92 điểm (1,19%) xuống 986,02 điểm; HNX-Index giảm 0,82% xuống 104,43 điểm; UPCoM-Index giảm 1,05% xuống 58,55 điểm.

Cổ phiếu 'họ Vingroup' tạo áp lực chủ yếu lên chỉ số, cụ thể, VHM, VIC và VRE kéo VN-Index 'tụt' 6,14 điểm. Một số mã vốn hóa lớn như GAS, BID và HPG chìm trong sắc đỏ cũng tác động tiêu cực lên thị trường.

Ngược lại, cổ phiếu SAB đóng cửa trong sắc xanh, đóng góp 0,58 điểm cho chỉ số. Cổ phiếu TLG, HAG là những mã giúp kìm hãm đà giảm của thị trường.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 204 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch 4.482 tỉ đồng. Dòng tiền hướng đến ngành công nghiệp và tài chính, thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước.

Khối tự doanh quay đầu bán ròng trăm tỉ đồng sau 4 phiên mua ròng liên tiếp, tập trung TPB

Trong phiên hôm qua, bộ phận tự doanh CTCK bán ròng 69,5 tỉ đồng với giá trị 2,94 triệu đơn vị, kết thúc chuỗi 4 phiên liên tiếp mua ròng.

D

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Ở chiều bán ra, cổ phiếu TPB gây chú ý với giá trị bán lên tới 109,15 tỉ đồng. Trước áp lwucj bán ra từ tự doanh, cổ phiếu này giao dịch không mấy khởi sắc trong phiên trước, ghi nhận tỉ lệ giảm 0,4%. Theo sau đó, khối tự doanh còn bán mạnh FPT (11,73 tỉ đồng). Các cổ phiếu còn lại có giá trị bán thấp hơn đáng kể như SAB (3,1 tỉ đồng), PLX (2,91 tỉ đồng) và DIG (2,86 tỉ đồng).

Ở chiều mua vào, dẫn đầu là KDH với giá trị 8,73 tỉ đồng, kế đến khối này mua cổ phiếu HPG 8,24 tỉ đồng. Hai mã HNG và VIC lần lượt ghi nhận giá trị mua vào 7,17 tỉ đồng và 5,31 tỉ đồng). Riêng chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được khối tự doanh mua 6,76 tỉ đồng.

Chấm dứt chuỗi mua ròng 18 phiên liên tiếp, khối ngoại trở lại bán ròng 201 tỉ đồng, chủ yếu 'xả' VJC

Thống kê giao dịch khối ngoại, sàn HOSE ghi nhận giá trị bán ròng 176,2 tỉ đồng với khối lượng 4,9 triệu đơn vị. Cổ phiếu bị 'xả' mạnh nhất là VJC với giá trị 132 tỉ đồng. Khối ngoại còn bán ròng nhiểu HPG (32,58 tỉ đồng) và VNM (23,22 tỉ đồng), ngoài ra có KDH (20 tỉ đồng), POW (11,73 tỉ đồng) và VIC (11,11 tỉ đồng) và TCD (10,65 tỉ đồng).

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua ròng PLX (17,99 tỉ đồng), kế đến là VCB (13,97 tỉ đồng). Theo sau là hai mã VRE và HMX lần lượt được khối ngoại mua ròng 10,84 tỉ đồng và 10,57 tỉ đồng.

Hoạt động bán ra tiếp tục áp đảo trên HNX, giá trị bán ròng phiên hôm qua đạt 9,4 tỉ đồng với khối lượng 4,7 triệu đơn vị. Cổ phiếu CEO gây chú ý với giá trị bán ròng lên tới 45 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng TNG (3 tỉ đồng), PVS (1,5 tỉ đồng) và VGS (800 triệu đồng). Trái lại, các mã được khối ngoại mua ròng tiêu biểu như DGC (624 triệu đồng) và VCS (233 triệu đồng).

Duy nhất trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 24,5 tỉ đồng với khối lượng 941.745 đơn vị. Dòng tiền tập trung tìm đến VEA (11,2 tỉ đồng), GEG (8,4 tỉ đồng), QNS (8,2 tỉ đồng) và BSR (2,7 tỉ đồng). Diễn biến trái chiều, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán ròng ACV (7,2 tỉ đồng), SAS (623 triệu đồng), VGT (426 triệu đồng) và CTR (268 triệu đồng).

Cha con Chủ tịch Thủy sản Mekong muốn mua 920.000 cổ phiếu AAM

Thống kê đăng ký giao dịch trên HOSE và HNX phiên hôm qua, lãnh đạo và cá nhân (tổ chức) có liên quan đăng ký mua vào PAC, AAM và FCN trong khi không có cổ phiếu nào bị đăng ký bán ra.

d1

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Về thông tin giao dịch nổi bật, ông Hoàng Lương Mãnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP Thủy sản Mekong (mã: AAM) vừa đăng ký mua 850.000 cổ phiếu của công ty nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian giao dịch dự kiến từ 7/8 đến 6/9 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.

Hiện, ông Mãnh là cổ đông lớn của Thủy sản Mekong sở hữu 30,01% vốn điều lệ. Nếu lần mua vào này thành công, tỉ lệ nắm giữ của ông Mãnh sẽ tăng lên 36,89% vốn cổ phần, tương đương 4,55 triệu cổ phiếu AAM.

Trong cùng thời gian này, ông Lương Hoàng Duy, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Giám đốc Thủy sản Mekong muốn mua 70.000 cp AAM, tăng tỉ lệ sở hữu từ 0,62% lên 1,18% vốn điều lệ. Được biết, ông này là con trai ông Lương Hoàng Mãnh.

Bảo Trâm

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.