Cử tri: Tăng thuế GTGT thời điểm này không phù hợp
Mức tăng thuế GTGT Bộ Tài chính đề xuất không ảnh hưởng nhiều đến kích cầu tiêu dùng | |
Tăng thuế GTGT dễ gây phản tác dụng |
Trong các ý kiến gửi về Bộ Tài chính, cử tri TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành cho rằng việc tăng thuế GTGT vào thời điểm hiện nay là không phù hợp, vì người tiêu dùng bất kể thu nhập cao hay thấp đều phải đóng cùng một mức thuế GTGT cho cùng một sản phẩm chịu thuế.
Trả lời nội dung này, Bộ Tài chính cho biết, thuế GTGT là thuế gián thu thu vào hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. Luật thuế GTGT hiện hành quy định 3 mức thuế suất: 5%, 10% và 20% (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu).
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, từ ngày 1-1-2004, luật quy định chỉ còn 2 mức thuế suất: thuế suất ưu đãi 5% và thuế suất phổ thông 10%.
Trong khi đó, thống kê mức thuế suất thuế GTGT của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25%, còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Thuế suất thuế GTGT trung bình toàn cầu là 16%, ở Châu Á là 10,9%, Liên minh Châu Âu là 21,5, Trung Âu và Nga là 18,6%, Châu Mỹ là 14%.
Thuế suất thuế GTGT ở Việt Nam hiện thấp hơn mức trung bình của khu vực và thế giới.
Để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, điều tiết hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, Bộ Tài chính đã đề xuất lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng từ mức 10% lên mức 11% vào năm 2019 và tăng lên mức 12% vào năm 2020.
Thừa nhận việc điều chỉnh tăng này sẽ tác động đến người tiêu dùng nhưng Bộ Tài chính phân tích, nếu duy trì thuế suất thuế GTGT thấp sẽ mang lại lợi ích cho người giàu nhiều hơn người nghèo vì 20% hộ gia đình nghèo nhất chỉ trả khoảng 9% tổng số thu thuế GTGT. Trong khi đó, 20% hộ gia đình giàu nhất trả gần 40% tổng số thu thuế giá trị gia tăng.
Hiện đề xuất sửa Luật thuế GTGT đang trong quá trình gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan và nhân dân.