|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Công ty của con gái chủ tịch Hoàng Quân (HQC) mua 1 triệu cp trên tổng số 20 triệu cp đăng ký

06:30 | 29/08/2023
Chia sẻ
Với lý do chưa sắp xếp được đủ nguồn tài chính, Đầu tư Nam Quân đã không mua vào hết 20 triệu cổ phiếu HQC như đã đăng ký trước đó.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), CTCP Đầu tư Nam Quân đã mua 1 triệu cổ phiếu HQC của CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân trên tổng số 20 triệu cổ phiếu đăng ký (chiếm 5% lượng đăng ký), nguyên nhân không hoàn tất giao dịch được tổ chức này đưa ra là “chưa sắp xếp được đủ nguồn tài chính”.

Giao dịch thực hiện trong thời gian 2/8 – 25/8, theo phương thức thỏa thuận. Trước khi thực hiện giao dịch, Đầu tư Nam Quân không nắm giữ cổ phiếu HQC nào. Hiện công ty sở hữu 1 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 0,2%.

Đầu tư Nam Quân là tổ chức có liên quan đến bà Trương Nguyễn Song Vân, Phó Tổng Giám đốc Địa ốc Hoàng Quân đồng thời là con gái ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân. Cụ thể, bà Vân giữ chức vụ Thành viên HĐQT Đầu tư Nam Quân. Hiện cá nhân bà Vân không trực tiếp nắm giữ cổ phiếu HQC nào.

Diễn biến ngược chiều, trong cùng thời gian 9/8 - 11/8, ông Trương Anh Tuấn và tổ chức có liên quan đã đồng loạt thoái toàn bộ vốn khỏi HQC với mục đích cân đối danh mục đầu tư. 

Cụ thể, ông Tuấn đã bán thỏa thuận toàn bộ hơn 16,3 triệu cổ phiếu HQC nắm giữ, chiếm 3,43% vốn điều lệ. Tương tự, công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Quân (tổ chức cũng do ông Tuấn giữ chức Chủ tịch HĐQT) đã bán khớp lệnh toàn bộ hơn 3,07 triệu cổ phiếu HQC, chiếm tỷ lệ 0,65%.

Tạm tính theo giá trung bình trong thời gian thực hiện giao dịch, ước tính ông Tuấn và Tập đoàn Hoàng Quân lần lượt thu về số tiền khoảng 80 tỷ đồng và 15 tỷ đồng sau khi thoái sạch vốn.

Trên thị trường, giá cổ phiếu HQC đã đi ngang trong vòng 5 tháng qua. Kết phiên 28/8, giá mã cổ phiếu này dừng tại 4.340 đồng/cp với tổng khối lượng khớp lệnh gần 6,5 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu HQC theo ngày từ đầu năm. (Nguồn: VNDirect).

Diệu Nhi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.